Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu hoạch mía đường nguyên liệu  do Dự án giảm nghèo của huyện đầu tư.

Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu hoạch mía đường nguyên liệu do Dự án giảm nghèo của huyện đầu tư.

(HBĐT) - Tiểu hợp phần Đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh nhằm tạo mối liên kết giữa DN và người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.

 

Đây là một trong những hợp phần thuộc Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, được BQL dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc triển khai từ năm 2012 thực hiện liên kết trồng mía đường nguyên liệu được triển khai tại 2 xã Vầy Nưa và Cao Sơn. Riêng vụ mía 2013 - 2014, diện tích đã thực hiện trên 25 ha với 118 hộ nông dân tham gia, chia làm 7 nhóm cùng sở thích. Tham gia trồng mía đường nguyên liệu, các hộ nông dân được hỗ trợ mía giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm. Phía đối tác thu mua nguyên liệu là Công ty CP mía đường Hòa Bình. Qua một vài vụ thu hoạch đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.  

Gia đình anh Triệu Văn Tài, xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa là một trong những hộ nghèo của xã chia sẻ: Nhờ được dự án giảm nghèo của huyện hỗ trợ mía giống, phân bón để trồng 3.500 m2 mía nguyên liệu cuộc sống gia đình đã được cải thiện rõ rệt . Không chỉ đủ cái ăn, cái mặc mà gia đình còn có tiền đầu tư chăn nuôi để tăng nguồn thu nhập. Riêng vụ mía năm nay gia đình đã mua được 1 chiếc xe máy làm phương tiện đi lại.  Hiện nay, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đã tiến hành thu mua đạt trên 90% diện tích mía cho bà con nông dân, dự kiến đến tháng 3 sẽ thu mua xong.  

Là huyện có điểm xuất phát thấp so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí của người dân còn nhiều hạn chế. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, một số dự án được đầu tư vào địa bàn, trong  đó có dự án giảm nghèo giai đoạn 2.  Đa số người dân huyện Đà Bắc có ý thức vượt khó vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia các mô hình liên kết thị trường như: Hoạt động trồng gừng tại xã Đồng Chum và một số dự án sinh kế: chăn nuôi trâu, bò, lợn bản địa, cá lồng tại các xã lòng hồ... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể. Ông Đinh Công Thiệu, Phó ban thường trực Ban Quản lý dự án giảm nghèo  huyện Đà Bắc cho biết: Triển khai tiểu hợp phần. Đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, với mong muốn tạo ra môi trường sản xuất mới cho người dân nghèo; đưa một số loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Đồng thời tạo ra mối liên kết với doanh nghiệp liên kết với dự án và người dân; đảm bảo đầu ra sản phẩm nông sản cho nông dân ổn định, an toàn và bền vững. Chỉ tính riêng cây mía đường, mỗi ha trừ chi phí và công lao động, nông dân thu được trên 40 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập đã và đang giúp không ít hộ nghèo trên địa bàn huyện Đà Bắc thoát nghèo bền vững. Trong đó, đáng chú ý  là các tiểu hợp phần của dự án giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2014 được 3%. Trong năm 2015, với những tiểu hợp phần  thuộc dự án  giảm nghèo của huyện tiếp tục được  triển khai, hứa hẹn công tác giảm nghèo của huyện Đà Bắc tiếp tục đạt được nhiều thành công, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3 - 5%.                                                                                     

 

                                                 Hồng Len (Đài PT-TH tỉnh) 

 

 

Các tin khác


Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý, sử dụng hóa đơn

(HBĐT) - Nhằm góp phần hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế (NNT), nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCT về quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục