Từ vốn vay của NHCSXH, gia đình chị Bùi Thị Vui, xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) có điều kiện đầu tư, chăm sóc vườn cam.

Từ vốn vay của NHCSXH, gia đình chị Bùi Thị Vui, xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) có điều kiện đầu tư, chăm sóc vườn cam.

(HBĐT) - Những năm qua, Hội PN huyện Cao Phong ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH huyện cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Cao Phong đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo, đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

 

Cùng với cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Bùi Thị Vui ở xóm Tiềng, xã Bắc Phong. Gia đình chị Vui có 5 khẩu, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2014, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ chương trình SX -KD đầu tư vào vườn cam 600 cây năm thứ 3. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng mía trắng, mía tím diện tích 4.000 m2 cộng với chăn nuôi trâu, lợn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng /năm. Số vốn được vay tuy chưa nhiều nhưng đã hỗ trợ cho chị trong sản xuất - kinh doanh. Nhờ được vay thêm vốn, kế hoạch làm ăn mới của gia đình thực hiện được. Thời hạn vay 3 năm đủ để tôi có thời gian tích lũy vốn mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chị Vui phấn khởi cho biết. Gia đình chị Vui chỉ là 1 trong gần 1.800 hộ hội viên phụ nữ trong huyện đang được sử dụng vốn ưu đãi của NHCSXH một cách hiệu quả, đúng mục đích.

Hội đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện và ban XĐ-GN, các đoàn thể, tổ TK &VV các xã, thị trấn trong củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, lãi tồn đọng. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tư vấn dạy nghề, chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt, tập huấn về lập phương án SXKD hộ gia đình để các thành viên vay vốn sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, tạo nguồn thu, nâng cao mức sống gia đình, góp phần giảm hộ nghèo tại địa phương. Định kỳ 2 tháng họp 1 lần, đơn vị nhận uỷ thác báo cáo tình hình vốn vay do đơn vị mình quản lý cùng với NHCSXH bàn bạc, thống nhất và đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn tại cơ sở. Hội tuyên truyền cho các hội viên cùng hiểu đúng, làm đúng các chủ trương, chính sách. Luôn coi trọng củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK &VV. Quan tâm tập huấn, đào tạo kỹ năng quản lý tổ TK &VV, kỹ năng quản lý tín dụng có hiệu quả, kỹ năng kiểm tra giám sát theo phương pháp cầm tay chỉ việc cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở.

 

Bà Đinh Thị Vĩnh, Chủ tịch Hội PN huyện Cao Phong cho biết: Đến nay, dư nợ do Hội nhận uỷ thác 34.992 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 23,2% với 1.743 hộ còn dư nợ ở 52 tổ TK &VV. Nợ quá hạn do Hội quản lý 68 triệu đồng, chiếm 0,19% tổng dư nợ. Nhìn chung các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Để đạt được kết quả đó, tổ chức Hội nhận uỷ thác từ huyện đến cơ sở và tổ TK &VV coi trọng kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay tại hộ. Đặc biệt là đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, bàn bạc dân chủ, công khai về bình xét hộ vay, có kế hoạch thẩm định nghiêm túc các hộ sử dụng vốn vay trước khi hộ nhận vốn theo đúng thời gian quy định. Phân công cán bộ phụ trách mảng vay vốn, hàng năm xây dựng kế hoạch đi kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, vận động các hộ đến hạn trả gốc và trả lãi, kiên quyết xử lý nghiêm các hộ có khả năng trả gốc, trả lãi nhưng cố tình chây ỳ không trả. Cùng bàn bạc và đưa ra các giải pháp để giúp đỡ các hộ đến thời kỳ trả gốc và lãi nhưng gặp khó khăn đột xuất.

 

                                                                 

 

                                                                           Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục