(HBĐT) - Trong chuyến công tác về thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), tôi đã từng nghe một cán bộ khối đoàn thể của thị trấn hỏi thăm: Chị đã từng nghe tên Công ty Nông nghiệp Mạnh Lý? Trụ sở chính của họ ở đâu, SX-KD những gì và đến nay có còn hoạt động? Tôi đã trả lời đồng chí cán bộ ấy một cách trung thực: Tôi chưa từng nghe. Tuy nhiên, qua vài câu đối thoại ngắn đó, tôi đã hiểu rằng sau câu hỏi đó có điều gì uẩn khúc. Bẵng đi một thời gian, đến tháng 3/2015, Báo Hoà Bình tiếp nhận một lá đơn phản ánh về việc: nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã bị một công ty “ma” lừa đảo.

 

Cụ thể, vào tháng 6/2012, nông dân thị trấn Mường Khến được thông báo đến hội trường trung tâm để tham gia hội thảo về mô hình trang trại chăn nuôi do Công ty NN Mạnh Ly tổ chức. Háo hức với việc sẽ tìm được hướng làm ăn nâng cao mức thu nhập cho gia đình đông đảo hội viên đã tham dự. Tại hội thảo này, người có tên là Giám đốc Mạnh Ly đã giới thiệu với bà con nhiều mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập cao như: lợn, gà, cá, giun, thỏ... Đồng thời hứa hẹn với bà con: Công ty NN Mạnh Ly sẽ cho vay và cung cấp tất cả các loại con giống để bà con phát triển chăn nuôi. Cụ thể, cho nuôi lợn mẹ từ 12- 18 tháng, sau 1 lứa, Công ty lấy lãi bằng 1 con lợn con; đối với giống thỏ, cá giun  bà con trả trước một nửa số tiền theo trị giá con giống. Theo đó, mỗi hội viên phải đóng 240.000 đồng để làm thẻ hội viên và làm kinh phí đi thăm quan học tập kinh nghiệm vào tháng 7/2012. Tin tưởng vào sự bảo đảm từ phía chính quyền và Hội Nông dân thị trấn, đông đảo bà con đã tình nguyện đóng số tiền này để được tham gia. Tuy nhiên, sau 1 tháng, 1 năm trôi qua không thấy Công ty NN Mạnh Ly trở lại để tổ chức đi học tập kinh nghiệm và mang con giống đến như đã hứa. Theo địa chỉ, số điện thoại ghi ở tờ rơi, catalo giới thiệu về Công ty, người dân có gọi điện nhưng số máy đó không liên lạc được nữa. Bức xúc trước sự việc này, người nông dân đã gọi điện tới Hội Nông dân huyện Tân Lạc và Hội nông dân tỉnh để thắc mắc nhưng không có câu trả lời thỏa đáng.

 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Bùi Thế Dân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Lạc xác nhận: Đây là sự việc có thật và bức xúc của hội viên nông dân cũng hoàn toàn có cơ sở vì thực tế vào ngày 26/6/2012, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã có Công văn số 52 V/v giới thiệu Công ty NN Mạnh Ly với Hội Nông dân các xã, thị trấn dọc đường 12 với nội dung: Để giúp hội viên nông dân tiếp cận KH -KT và một số cây, con có hiệu quả kinh tế cao, BTV  Hội nông dân huyện Tân Lạc phối hợp với Công ty NN Mạnh Ly hợp tác với một số công ty trang trại hoạt động trong ngành SX -KD trong nước đầu tư cây, con giống cho nông dân vay SX -KD. BTV Hội Nông dân huyện Tân Lạc xin thông báo đến Hội Nông dân các xã Quy Hậu, Mãn Đức, Tử Nê, Thanh Hối, Đông Lai, Ngọc Mỹ và thị trấn Mường Khến được biết và tạo điều kiện cho Công ty NN Mạnh Ly tổ chức hội thảo tư vấn cho hội viên (kế hoạch do Công ty NN Mạnh Ly trực tiếp liên hệ với Hội nông dân cơ sở thực hiện).

 

Sau khi công văn này được gửi đến cơ sở, Công ty NN Mạnh Ly đã tự kết nối để tổ chức hội thảo (không mời Hội Nông dân huyện tham gia).

 

Ngay sau khi nhận được ý kiến phản ánh từ phía hội viên, HND huyện đã mời Giám đốc Mạnh Ly đến làm việc và cam kết sẽ giải thích rõ những thắc mắc trên của người dân, đồng thời trả lại số tiền đã thu của người dân. Tuy nhiên, phía Công ty NN Mạnh Ly đã không thực hiện cam kết này và đây cũng là lần gặp gỡ cuối cùng giữa Hội Nông dân huyện với Giám đốc Mạnh Ly. Từ đó đến nay, Hội Nông dân không thể liên lạc được bằng điện thoại và cũng không tìm được trụ sở Công ty vốn được ghi là ở xã Chí Thiện (Lạc Sơn). Để xảy ra sự việc này là hết sức đáng tiếc, trách nhiệm chính thuộc về Hội Nông dân huyện vì đã không khảo sát một cách rõ ràng về DN trước khi giới thiệu họ đến làm việc với dân.

 

Còn nhớ vào năm 2007-2008, nhiều hộ nông dân ở huyện Tân Lạc đã  một phen lao đao vì ước vọng làm giàu từ nghề nuôi giun quế. Trên thực tế, người nông dân đã bị lừa và có nhiều hộ đã nghèo sau khi thực hiện mô hình nuôi giun còn khoác thêm khoản nợ 20-30 triệu đồng mà không biết kêu ai. Sự việc mới tạm lắng xuống được 3 năm, sự xuất hiện và biến mất một cách khó hiểu của Công ty NN Mạnh Ly lại làm cho lòng tin của người nông dân thêm một lần bị lung lay. Dù hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng vì sau khi tham gia hội thảo, mới chỉ có vài chục hộ dân, đóng số tiền 240.000 đồng. Tuy nhiên, qua sự việc này cho thấy, mong muốn cho người dân được tiếp cận KH -KT tiên tiến, được hỗ trợ vốn để làm ăn là điều cần thiết, nhưng Hội Nông dân huyện cần cẩn trọng hơn trong việc kết nối doanh nghiệp với người dân. Có sự thẩm định rõ ràng để biết được ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính của DN, quản lý chặt chẽ các hoạt động mà DN triển khai đến các cơ sở hội và với hội viên. Điều này tránh được việc các DN “ma” lợi dụng làm tổn hại đến danh nghĩa, uy tín của tổ chức hội và cũng là để tăng cường vai trò của tổ chức hội trong chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nông dân.

 

 

                                                                            Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục