Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

(HBĐT) - Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Trung Hải – UVT.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành tham dự hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

 

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, phần lớn các nhiệm vụ đã được thực hiện theo lộ trình đề ra. Về thể chế, Chính phủ đã hoàn thành, trình Quốc hội phê chuẩn và ban hành 3 dự án Luật: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư (sửa đổi); còn lại 5 dự án Luật đang trong quá trình hoàn thiện. Các Bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành 21/34 nhiệm vụ nghiên cứu các đề án, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, 5 nhiệm vụ được lồng ghép trong các nhiệm vụ khác đã hoàn thành hoặc đang triển khai. Về tình hình thực hiện đầu tư các công trình, dự án hạ tầng, bước đầu tập trung nâng cao tính đồng bộ, đảm bảo kết nối, tăng năng lực kết cấu giữa 11 lĩnh vực hạ tầng: giao thông; năng lượng; thuỷ lợi; đô thị; khu kinh tế - công nghiệp; thương mại; công nghệ thông tin; giáo dục - đào tạo; Y tế; Văn hoá - thể thao - du lịch; nông thôn mới. Trong đó, có một số dự án, công trình lớn được triển khai hoặc đang trong quá trình lập dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Dự án mở rộng Quốc lộ 1; Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Bắc Nghệ An; Đập sông Mơ, sông Lam; hồ sông Sào; …Trong bối cảnh kinh tế chung còn khó khăn, đã tập trung đổi mới đầu tư công theo hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư (BOT, BT, BO, PPP), tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước. Sau 2 năm, riêng các dự án, công trình trọng điểm sử dụng vốn lớn đã thực hiện tổng lượng vốn khoảng 550.000 tỷ đồng (không kể dự án thuộc ngành điện), trong đó vốn ngoài nhà nước chiếm 13,7%. Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai như thiếu tính đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật và giữa văn bản với thực tiễn; vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn thấp; công tác giải phóng mặt bằng chậm; công tác quản lý nhà nước còn hạn chế.

 

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW trong thời gian qua. Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Thời gian tới, cần đẩy mạnh huy động các khoản vay ODA với mức độ ưu đãi thấp hơn của các tổ chức tài chính quốc tế; ưu tiên vốn ODA cho các dự án đặc biệt quan trọng, không có khả năng thu hút vốn tư nhân. Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích hài hòa cho nhà đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế. Giao các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng các quy hoạch, đề án phát triển, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và nguồn lực. Các địa phương tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng công trình. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư…

                                                                                                  

 

                                                                                  PV

 

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục