Chứng nhận VietGAP sẽ mở ra nhiều cơ hội để cam, quýt Cao Phong tiếp cận được các thị trường lớn. Ảnh: Trưng bày sản phẩm cam Cao Phong chất lượng VietGAP tại lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.

Chứng nhận VietGAP sẽ mở ra nhiều cơ hội để cam, quýt Cao Phong tiếp cận được các thị trường lớn. Ảnh: Trưng bày sản phẩm cam Cao Phong chất lượng VietGAP tại lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.

(HBĐT) - Cam, quýt, ngọn su su, thanh long ruột đỏ... là các loại nông sản mũi nhọn của tỉnh ta đến nay đã xác lập chỗ đứng khá tốt trên thị trường nội tỉnh. Tuy nhiên, cái đích mà ngành nông nghiệp đặt ra là phải tiếp cận được những thị trường lớn và hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu. Để làm được điều đó, một trong những “chiếc chìa khóa vàng” dành cho nông sản địa phương là chứng nhận VietGAP.

 

VietGAP (cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ NN &PTNT ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

 

Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm (gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch), môi trường làm việc (mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân), truy tìm nguồn gốc sản phẩm (cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm). Cụ thể, VietGAP quy định rõ những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, giống và góc ghép, quản lý đất và giá thể, phân bón và chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV), thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, quản lý, xử lý chất thải, an toàn lao động, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, kiểm tra nội bộ, khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

 

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV cho biết: Việc được chứng nhận VietGAP đã giúp cho nhiều sản phẩm nông sản của nước ta có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Đáng tiếc tại Hòa Bình, đến nay hoạt động chứng nhận ATTP cho sản phẩm trồng trọt nói chung, chứng nhận VietGAP nói riêng còn rất hạn chế. Toàn tỉnh mới có 55 ha rau được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, 3 ha rau được chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Đối với chứng nhận VietGAP, mới có 3 ha thanh long ruột đỏ, 9,5 ha su su, gần đây nhất (vào giữa tháng 11/2014) có thêm gần 47 ha cam, quýt Cao Phong được chứng nhận. Đây là kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển các nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh. Đồng thời cũng là trở ngại lớn để nông sản địa phương được đưa vào hệ thống siêu thị, những thị trường cao cấp và thực hiện mục tiêu xuất khẩu.    

 

Thực tế hiện nay, thị trường nội tỉnh đã ghi nhận sự xuất hiện đầy thuyết phục của các loại nông sản địa phương như cam, quýt Cao Phong, ngọn su su Quyết Chiến (Tân Lạc), rau hữu cơ Lương Sơn, thanh long ruột đỏ Kim Bôi, bưởi Tân Lạc... Những nông sản này đều được đánh giá có lợi thế cạnh tranh cao với chất lượng và hiệu quả kinh tế nổi bật. Tuy nhiên, trong tổng số hàng chục nghìn ha sản xuất, mới chỉ có khoảng 60 ha được chứng nhận VietGAP, tức là được chứng nhận sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Quá trình thực hiện VietGAP trên các loại nông sản địa phương gắn liền với quá trình tư vấn hình thành nhóm hộ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số, mã vạch và in bao bì nhãn mác. Sau khi được trao chứng nhận VietGAP, các đơn vị tư vấn, cơ quan chuyên môn và nhóm nông dân VietGAP sẽ hoàn thiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số, mã vạch và in bao bì nhãn mác theo kế hoạch đã đề ra. Điều này đảm bảo cho sản phẩm sau khi được chứng nhận VietGAP sẽ có đủ các thông tin cần thiết để nhận diện sản phẩm trên thị trường, cũng là yếu tố để đảm bảo sản phẩm VietGAP đến tận tay người tiêu dùng một cách rõ ràng, minh bạch. Đây thực sự là “chiếc chìa khóa vàng” để nông sản địa phương tiếp cận được những thị trường lớn, khai thác được nhiều cơ hội để tiếp tục vươn xa.

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục