Nông dân xã Thống Nhất (TPHB) thu hoạch lúa vụ xuân 2015, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha.

Nông dân xã Thống Nhất (TPHB) thu hoạch lúa vụ xuân 2015, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha.

(HBĐT) - Vụ đông xuân 2014 - 2015 đã kết thúc thắng lợi với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là vụ sản xuất đầy khó khăn do phải liên tiếp đối mặt với diễn biến bất thường của thời tiết. Nhưng nhờ triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, ngành nông nghiệp đã chủ động vượt khó và gặt hái được nhiều thành quả.

 

Đây là vụ xuân ấm, số liệu tổng tích ôn 3 tháng từ tháng 12/2014 đến hết tháng 2/2015 và trong toàn vụ vượt hơn trung bình nhiều năm, trong tháng 3 - 4/2015, nhiệt độ tiếp tục cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 10C. Dự báo trước những diễn biến bất lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, ngay từ đầu vụ, Sở NN&PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo sản xuất, xác định rõ thời vụ và cơ cấu giống phù hợp để định hướng cho bà con nông dân. Theo đó, các địa phương đã tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ trong gieo cấy lúa. Diện tích trà xuân sớm không đáng kể (chiếm khoảng 0,33% tổng diện tích gieo cấy), trà chính vụ chiếm 8,6% diện tích, còn lại là trà xuân muộn chiếm trên 90% diện tích. Bộ giống lúa cũng thay đổi với sự giảm mạnh của diện tích cấy lúa lai (chỉ còn chiếm 28% tổng diện tích gieo cấy). Diện tích lúa thuần tập trung chủ yếu vào một số giống như Thiên ưu 8, BC15, MĐ1, TBR1, TBR36, ĐS1 chiếm trên 80% diện tích giống lúa thuần. Cùng với đó, các địa phương định hướng mở rộng sản xuất đối với các giống ngô lai (chiếm trên 95% diện tích).

 

Song song với việc chỉ đạo sát thời vụ và cơ cấu giống, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Sở NN&PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất đúng thời điểm. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, nắm chắc cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng, phân vùng các giống nhiễm, chủ động dự báo về tình hình sâu bệnh hại chính trong vụ, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ thực vật, các địa phương đã kiểm soát tốt diễn biến sâu bệnh hại trên cây trồng vụ đông xuân.

 

Nhìn lại diễn biến sản xuất vụ đông xuân vừa qua, có thể thấy sự vào cuộc đồng bộ và hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương trong chỉ đạo sản xuất đối phó với nguy cơ hạn hán. Ngay khi triển khai kế hoạch sản xuất, các địa phương đã xác định rõ: không gieo cấy lúa trên những diện tích đất không chủ động nước; chủ động chuyển đổi những diện tích đất lúa không đảm bảo nước tưới, diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao. Kết quả, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 700 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại rau, màu có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường công tác thủy lợi, chú trọng tích nước ở các hồ đập và tu sửa kênh mương nội đồng, điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất, chủ động các phương án chống hạn cuối vụ cho cây trồng. Trên thực tế, đến trung tuần tháng 5/2015, tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới dưỡng cuối vụ đã diễn ra trên diện rộng, đặc biệt đối với diện tích lúa cấy sớm (trước ngày 5/2/2015) bị khô hạn giai đoạn ôm đòng - trỗ bông, diện tích trồng cây ăn quả có múi bị khô hạn giai đoạn quả non - phát triển quả, tập trung ở một số huyện như Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn... Đối phó với tình hình trên, các địa phương đã cấp thiết triển khai các phương án chống hạn. Một lần nữa, vai trò của công tác chỉ đạo sản xuất lại được nêu cao, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra đối với sản xuất trồng trọt.

 

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã cơ bản kết thúc sản xuất vụ đông xuân 2014 - 2015. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, đây là vụ sản xuất thắng lợi với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt khoảng 72,25 nghìn ha, vượt 3% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt đạt 37,08 nghìn ha, vượt 1,08% kế hoạch; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 17,7 vạn tấn, vượt 2,67% kế hoạch. Riêng cây lúa có diện tích gieo cấy vượt 2,19% kế hoạch, năng suất ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng ước đạt 88,6 nghìn tấn. Cây ngô có diện tích gieo trồng vượt 0,16% kế hoạch, năng suất ước đạt 42,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 176 ngàn tấn. Cùng với kết quả tích cực trong lĩnh vực trồng trọt, các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp cũng có những diễn biến tốt.

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận: Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự chủ động trong chỉ đạo sản xuất chính là yếu tố then chốt tạo nên thắng lợi cho sản xuất vụ đông xuân năm nay. Đây cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được duy trì tốt trong các vụ sản xuất tiếp theo nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện thành công kế hoạch tái cơ cấu ngành NN&PTNT theo hướng hiện đại và bền vững.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục