Nhiều hộ ở xóm Sát Thượng, xã Tự Do (Lạc Sơn) phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập.

Nhiều hộ ở xóm Sát Thượng, xã Tự Do (Lạc Sơn) phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập.

(HBĐT) - Cách đây gần 5 năm, khi quay lại con đường từ Tự Do ra xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn), nhìn con đường mấp mô, gập ghềnh trong bụi mờ ở phía sau lưng, lòng thầm nhủ: “Chỉ khi nào con đường này được cải tạo, nâng cấp mới quay lại miền non cao này”. Đường với sá, may mà không nổ lốp xe dọc đường! Nhưng cánh tay đã quá mệt mỏi, rã rời vì phải ghìm tay lái suốt cung đường “ổ trâu, ổ gà” này. Nhưng cách đây không lâu, gặp lại Chủ tịch UBND xã Tự Do tại TPHB cùng lời mời: Anh sẽ lên với Tự Do chứ lại có điều thôi thúc trở lại xã vùng cao, vùng ĐBKK này...

 

Điều đáng mừng từ những điểm sáng...

 

Tự Do đang ẩn giấu trong mình những tiềm năng lớn cần được khai thác. Nơi đây, đoàn quân Tây Tiến từng đi qua gắn với những chiến công cùng sự hy sinh, gian khổ của những chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là nơi có thác Mu - một cảnh quan đẹp không phải nơi nào cũng có bởi sự nên thơ và hùng vĩ. Điểm du lịch nay đang tạo được ấn tượng mạnh, hấp dẫn đối với du khác gần xa. Điều đáng mừng là cảnh và người nơi đây vẫn giữ được bản sắc riêng, chân chất của xã vùng cao (nơi đồng bào Mường chiếm 98% và nhà sàn vẫn còn chiếm thế độc tôn). Trong khó khăn hiện nay, người dân Tự Do đã và đang từng bước vươn lên trong xây dựng, phát triển. Với các nguồn đầu tư khác nhau của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của đồng bào các xóm, bản ở Tự Do đã có nhiều cải thiện. Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Thiên chia sẻ: Thời điểm này, tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới quốc gia chiếm trên 66%; 72% hộ đã có tivi; xã đã có 3,8/30 km đường bê tông (đường huyện, xã, nội xóm, liên xóm). Với những tác động tích cực từ truyền thông, người dân trong xã đã có những chuyển biến trong nhận thức về phát triển KT -XH. Nhằm thay đổi tập quán làm ăn cũ của bà con, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc trong tuyên truyền, vận động. Bằng các nguồn đầu tư của một số dự án, cùng sự phối hợp tốt với các ngành, mỗi năm, xã đã mở được trên 10 lớp chuyển giao KH -KT cho bà con về chăn nuôi lợn, gà, phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm..., thu hút 1.500 lượt người tham gia. Từ đó,  nhiều hộ đã phát huy được ưu thế về các giống lợn, gà bản địa phát triển thành hàng hóa như gia đình các anh: Bùi Văn Tiếp (xóm Chơ), Bùi Minh Hiền (xóm Tren)... Nhiều hộ khác đã và đang tiếp tục ứng dụng các tiến bộ KH -KT nhằm phát triển chăn nuôi và kinh tế hộ. Được thụ hưởng từ DAGN, gia đình các hộ Bùi Văn Huyền, Quách Thị Thương (xóm Sát Thượng) có nhiều cơ hội để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, một số xóm đã phát huy tốt nghề dệt thổ cẩm truyền thống để sản xuất các sản phẩm bán cho khách du lịch. Chị Bùi Thị Phối cho biết: Chị em thôn, bản đã dìu dắt nhau từng bước khôi phục nghề truyền thống mà bà, mẹ để lại. Mặt hàng thổ cẩm đang được nhiều đoàn khách ưa thích tìm đến để mua. Chị Phối giới thiệu: Những sản phẩm của chúng tôi cũng khá đa dạng về chủng loại, màu sắc và quan trọng nhất là đúng chất thổ cẩm do chúng tôi trồng bông, dệt vải làm ra. Giá thấp nhất cho 1 sản phẩm 50.000 đồng và cao nhất 200.000 đồng. Có lần, đoàn khách đông, gia đình tôi cũng bán được kha khá các sản phẩm... Xóm Mòn, Sát Thượng được công nhận là làng văn hóa...

 

Dè dặt hy vọng...

 

Có nhiều điểm sáng như vậy nhưng nhìn tổng thể, xã Tự Do vẫn đối đầu với không ít khó khăn: người dân vẫn phải trông chờ (gần như là duy nhất từ các sản phẩm nông nghiệp). Tỷ lệ hộ nghèo nơi đây vẫn ở mức cao. Điều tra hộ nghèo (vào tháng 11/2014), tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 54,24% và xã cũng mới đạt 6 tiêu chí xây dựng NTM. Nơi đây vẫn tái diễn tình trạng sinh con thứ 3 (5 năm lại đây có tới 14 trường hợp), cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều khó khăn (hiện còn 2 phòng học tạm bợ). Con đường thoát nghèo và đi lên trong phát triển phải bắt đầu từ đâu? Nhiều hộ dân vẫn khao khát nếu có con đường tươm tất, đời sống KT -XH của Tự Do sẽ chuyển biến. Nhiều đặc sản vùng miền (gà đồi, lợn bản địa) hay nét đặc sắc về du lịch văn hoá sinh thái... đến gần với thương lái, du khách hơn nếu con đường về Tự Do êm thuận. Có con đường mới dễ đi, tạo điều kiện đáng kể để người dân Tự Do làm ăn sinh, sống. Nói về triển vọng có con đường mơ ước, Chủ tịch UBND xã vẫn tha thiết câu chuyện cách đó vài năm: “Người dân chúng tôi mong chờ có con đường dân sinh mới để việc đi lại, làm ăn được thuận lợi hơn. Chứ như bây giờ, khổ quá”. Vâng, đó là nguyện vọng chính đáng của 577 hộ (2.415 khẩu) ở Tự Do. Câu chuyện con đường vẫn là điều khao khát đau đáu trong tâm tư mỗi người dân bởi mấy chục năm qua,  hàng ngày, mỗi khi “xuống núi”, người dân nơi đây vẫn phải dầm mình trên những cung đường gập ghềnh, lồi lõm... Nếu không giải quyết được con đường dân sinh thì “con đường” phát triển của xã vùng cao này biết bao giờ mới rộng mở?

 

 

 

                                                                                           P.V

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục