Ngành nghề sản xuất chổi chít phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân xã Dân Hòa.

Ngành nghề sản xuất chổi chít phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân xã Dân Hòa.

(HBĐT) - Trong 5 năm qua, bối cảnh nền kinh tế thế giới, trong nước có nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế. Sự phát triển của ngành CN-TTCN nói chung và công tác thu hút đầu tư đối mặt với nhiều thách thức. Các DN, cơ sở sản xuất phải gồng mình, không ít trong số đó hoạt động cầm chừng, thu nhỏ quy mô hoặc giải thể, ngừng hoạt động. Trong thế khó, với sự hỗ trợ, tạo thuận lợi của địa phương, đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã triển khai nhiều giải pháp duy trì, phát triển sản xuất hiệu quả. Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN mới đạt 590,14 tỷ đồng, đến năm 2015 ước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 69%. Toàn huyện hiện có 97 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn 1.252,7 tỷ đồng.

 

Trong đó có những dự án đầu tư với quy mô lớn như Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Bình do Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam đầu tư trên 380 tỷ đồng, công suất thiết kế trên 300.000 tấn sản phẩm/năm. Nhà máy đặt mục tiêu sản xuất 25 tấn sản phẩm/giờ và tương lai sẽ thực hiện 400.000 tấn sản phẩm/năm. Đây thực sự là tín hiệu vui, góp phần quan trọng đưa cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực CN-TTCN, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân 12,6%/năm, trong đó cơ cấu lĩnh vực CN - XD chiếm 36,84%, dịch vụ chiếm 33,34%. 

 

Trong quá trình tổ chức thực hiện, BTV Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở thực hiện tốt các văn bản của tỉnh về thu hút đầu tư. Huyện đã đẩy mạnh quảng bá, CCHC, GPMB, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, từng bước tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp SX-KD. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành một số khu, cụm, điểm công nghiệp như KCN Yên Quang, Mông Hóa và các điểm công nghiệp tại xã Phú Minh, Dân Hòa. Các dự án đã triển khai đi vào hoạt động đều khai thác những tiềm năng, thế mạnh của huyện là sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, đồ mộc dân dụng và xuất khẩu, chế biến lương thực, thực phẩm... Toàn huyện hiện có 27 DN đang hoạt động, trong đó, 14 DN hoạt động trong các khu, cụm, điểm công nghiệp; 13 hộ SX-KD CN-TTCN. Các cơ sở chế biến nông - lâm sản như Công ty CP Sơn Thủy, Thành An, Thành Đạt VT chuyên sơ chế, chế biến nông sản đã tận dụng được nguồn nguyên liệu của địa phương và vùng Tây Bắc, hàng năm, mỗi đơn vị nộp ngân sách từ 1-3 tỷ đồng. Riêng nghề sản xuất chổi chít xuất khẩu với sản lượng bình quân 15 triệu chiếc/năm đã tạo việc làm khá ổn định cho hàng nghìn lao động. Đối với kinh tế HTX, sau khi chuyển đổi theo luật, một số loại hình HTX đã hoạt động có hiệu quả góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, tăng thu nhập cho xã viên. Kỳ Sơn là huyện có số thu ngân sách khá lớn, chỉ đứng sau TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn. 

 

Kỳ Sơn được tỉnh xác định là vùng động lực kinh tế, trong đó, tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm, điểm công nghiệp. Đặc biệt, khai thác lợi thế quỹ đất dải hành lang tuyến đường Hòa  Lạc - Hòa Bình, QL 6 nâng cấp mở rộng để tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN - TTCN, thương mại, dịch vụ. Trong thời gian tới, tình hình kinh tế dự báo có những tín hiệu phục hồi sau thời kỳ suy giảm. Đây là yếu tố thuận lợi để huyện tiếp tục thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nắm bắt được tình hình, huyện đã đề ra các nhóm giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu Nghị quyết ĐHĐB huyện lần thứ XXVI, phấn đấu đến năm 2020 tạo bước đột phá trong phát triển CN-TTCN.

 

 

 

                                                                               Minh Châu

 

 

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục