Gia đình anh Nguyễn Văn Hạnh, xóm Mỏ, xã Dân Hạ đầu tư xưởng làm chổi chít, tạo việc làm thêm cho trên 10 lao động, thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hạnh, xóm Mỏ, xã Dân Hạ đầu tư xưởng làm chổi chít, tạo việc làm thêm cho trên 10 lao động, thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Hải Nam, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn cho biết: Kỳ Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh với 10 xã, thị trấn, trong đó có 1 xã vùng 135 là xã Độc Lập và 2 xóm thuộc xã Dân Hạ thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Xác định công tác XĐ-GN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng với nhân dân tập trung mọi nguồn lực nỗ lực XĐ-GN.

 

Thực hiện chương trình mục tiêu XĐ-GN, hàng năm, UBND huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời bám sát kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, Nghị quyết Đảng uỷ các cấp để xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể và phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình XĐ- GN gắn với xây dựng NTM.

 

Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 4,56% (363 hộ/7.946 hộ dân). Dự kiến năm 2015, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,3%, hộ cận nghèo 45,26%. Để thực hiện kế hoạch đã đề ra, từ đầu năm đến nay, các xã, thị trấn tập trung thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ như: Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình 134; hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg và các nguồn huy động khác từ cộng đồng và tổ chức. Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có 526 hộ được vay vốn với tổng số tiền 8.788 triệu đồng. Tất cả các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển SX-KD, dịch vụ có đủ điều kiện đều được vay vốn và cơ bản sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Bên cạnh các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước còn có các nguồn vốn do các tổ chức Hội tại xã, thị trấn huy động đóng góp cho hội viên nghèo vay (không thu lãi) hoặc theo hình thức hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất như Hội LHPN, Hội Nông dân, CCB… Từ nguồn vốn này đã góp phần giúp các hội viên có việc làm, tăng thu nhập. Điển hình như Hội Nông dân với phong trào “Nông dân thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Hội LHPN huyện với phong trào phối hợp với Trạm KNKL, Dự án tín dụng tiết kiệm thành lập các CLB KNKL liên kết tại 9/10 xã; mô hình CLB nuôi ong lấy mật xã Mông Hoá thường xuyên trao đổi kỹ thuật và kiểm tra lấy mật, tính đến hết tháng 5/2015 đã thu được trên 1.000 lít mật…Cùng với đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho lao động địa phương như Công ty CP Jafa Comfeed Việt Nam giải quyết việc làm cho trên 130 lao động, Công ty CP Nguyên liệu mới giải quyết việc làm cho gần 100 lao động… Các doanh nghiệp, xưởng chổi chít tư nhân cũng giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Sản xuất nông nghiệp bước đầu hình thành các vùng chuyên canh hàng hoá với nhiều mô hình cho thu nhập cao như trồng mướp đắng, phật thủ, thanh long ruột đỏ, góp phần tăng thu nhập, XĐ-GN.

 

Theo đồng chí Đinh Hải Nam, trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Kỳ Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo, việc làm. Ưu tiên phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của xã hội. Chú trọng hoạt động KNKL và tập huấn hướng dẫn các làm ăn cho người nghèo, xây dựng các mô hình trình diễn là biện pháp hữu hiệu để thoát nghèo bền vững. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, tăng cường công tác khám chữa bệnh, CSSK, thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh con hộ nghèo. Hàng năm tổ chức điều tra rà soát tăng, giảm hộ nghèo nhằm phân loại, đánh giá nguyên nhân để có giải pháp phù hợp. Đặc biệt, nâng cao nhận thức và tính tự lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

 

 

                                                               Linh Trang

 

 

 

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục