70% tổng số hộ dân xóm Máy 3, xã Hòa Bình đã tham gia mô hình trồng rau theo quy trình Việt Gap tăng thu nhập, đầu ra thuận lợi.

70% tổng số hộ dân xóm Máy 3, xã Hòa Bình đã tham gia mô hình trồng rau theo quy trình Việt Gap tăng thu nhập, đầu ra thuận lợi.

(HBĐT) - Với việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, KN- KL, dạy nghề, tạo điều kiện về nguồn vốn vay… diện mạo KT- XH vùng nông thôn của thành phố Hòa Bình có nhiều khởi sắc, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả ở các xã như Sủ Ngòi, Thống Nhất, Hòa Bình, Yên Mông.

 

Hòa Bình là một xã vùng ven nghèo, thu nhập của nông dân chủ yếu dựa vào cây lúa, ngô, rau. Bắt đầu từ năm 2013, thành phố tổ chức nhiều mô hình sản xuất, trong đó, ưu tiên mở rộng, phát triển vùng rau an toàn theo quy trình Việt Gap xã Hòa Bình với mục tiêu tạo vùng cây con hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập/diện tích đất canh tác. Theo đồng chí Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch UBND xã, cùng với mô hình, hạ tầng vùng trồng rau được đầu tư từ hệ thống nước tưới tiêu đạt chuẩn, xây mới mương bai sản xuất đến hỗ trợ cây giống, tập huấn, ứng dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc đối với các hộ tham gia. Các mô hình đã thực hiện có trên địa bàn gồm trồng rau sắng ở xóm Thăng, trồng mướp đắng, bí xanh ở xóm Máy… Trước mắt, nguồn sản phẩm làm ra cung ứng cho các chợ của thành phố và một số đầu mối ngoại tỉnh, sức tiêu thụ ổn định.

 

 Song song với tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng diện tích canh tác, đẩy mạnh thâm canh, đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất, thành phố đã mở gần 200 lớp chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt với trên 11.000 lượt người tham gia, xây dựng 27 mô hình sản xuất TTCN và 16 mô hình sản xuất nông lâm nghiệp, tổ chức 29 lớp dạy nghề ngắn hạn. Ngoài ra còn hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất từ ngân hàng CSXH với 45 tổ vay vốn, bình quân 1.200 hộ được vay vốn hàng năm, tổng dư nợ khoảng 23 tỷ đồng.

 

Đến nay, vùng nông thôn 7 xã Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Thống Nhất, Dân Chủ, Yên Mông, Trung Minh, Hòa Bình đã xuất hiện hàng chục mô hình sản xuất tốt như tại xã Hòa Bình có mô hình trồng cây thanh long của bà Nguyễn Thị Mai ở xóm Cang 3 cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha/năm, mô hình trồng rau sắng của nhân dân xóm Thăng, mướp đắng của ông Hà Văn Hòa ở xóm Máy 3, trồng bí xanh của nhân dân xóm Máy 3, trồng rau ngót của bà Nguyễn Thị Thanh ở xóm Máy 2 cho thu nhập bình quân 100 triệu đồng/ha/năm; xã Yên Mông có mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Nguyễn Văn Dự ở xóm Bún, ông Đỗ Văn Tuân ở xóm Bắc Yên, bà Nguyễn Thị Yến ở xóm Mỵ; xã Trung Minh có mô hình chăn nuôi dịch vụ tổng hợp của ông Nguyễn Văn Được ở phố Tân Lập 1; xã Thống Nhất có mô hình nuôi hươu cho thu nhập cao của các ông Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Trường…

 

Từ nhân rộng, thúc đẩy các mô hình, phong trào sản xuất- kinh doanh giỏi đã được hưởng ứng rộng khắp ở vùng nông thôn thành phố. Nhiều sản phẩm nông nghiệp các xã đã trở thành hàng hóa có giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước xây dựng vùng mía tím hàng hóa xã Thống Nhất, Yên Mông, vùng trồng rau sạch xã Hòa Bình, Dân Chủ, Sủ Ngòi, nuôi lợn thịt, nuôi gà thả vườn xã Dân Chủ, Thống Nhất và nuôi cá lồng cho thu nhập cao tại xã Thái Thịnh. Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đã vươn lên thành chủ trang trại, doanh nghiệp nhỏ, cơ sở dịch vụ, tổ hợp tác giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng chục, hàng trăm lao động như mô hình sản xuất vật liệu xây dựng - dịch vụ của bà Hà Thị Hoa, xóm Máy 4, xã Hòa Bình, thương mại dịch vụ tổng hợp sản xuất, thu gom xuất khẩu hàng mây, tre, giang, chổi chít của bà Nguyễn Thị Thư, phố Ngọc, xã Trung Minh… Cũng từ đây, đời sống nhân dân vùng nông thôn của thành phố có sự cải thiện rõ rệt, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,66%, thu nhập bình quân đầu người chung của thành phố đạt 34 triệu đồng/năm 2014.

 

 

 

                                                                               Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục