Do đặc thù địa hình, hiện nay,  trụ sở UBND xã Phúc Sạn (Mai Châu) hiện vẫn chông chênh trước suối.

Do đặc thù địa hình, hiện nay, trụ sở UBND xã Phúc Sạn (Mai Châu) hiện vẫn chông chênh trước suối.

(HBĐT) - Chương trình xây dựng NTM đang được cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia. Tuy nhiên, ngoài mặt đạt được, trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, ngay chính những quy định trong các tiêu chí về xây dựng NTM đang khiến cho nhiều xã và người dân dù có cố gắng hết sức cũng khó có thể vượt qua.

 

Khó khăn của những xã miền núi

 

Đi tìm hiểu khó khăn trong xây dựng NTM tại xã Thung Nai (Cao Phong) -một xã vùng hồ sông Đà, có điều kiện phát triển bởi trên bến, dưới thuyền và còn tiếp giáp với TP Hòa Bình... duy chỉ có điều, hiện nay lại là xã duy nhất đứng ở cuối về xây dựng NTM với 4/19 tiêu chí đạt được.

 

Trao đổi vấn đề này với đồng chí Bùi Văn Nhàn, Phó Bí thư TT Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thung Nai được biết, cái khó nhất hiện nay của Thung Nai là mặt bằng quỹ đất để triển khai quy hoạch các công trình hạ tầng như giao thông, nhà văn hóa, chợ, thủy lợi, điện nông thôn, giáo dục... 

 

Thống kê Thung Nai hiện có trên 500 hộ dân với khoảng 2.020 nhân khẩu. Tổng diện tích đất toàn xã trên 4.500 ha nhưng trong đó, đất sản xuất chỉ chiếm chưa đầy 5%, khoảng gần 200 ha. Người dân làm nhà sinh sống chủ yếu ven đường, rải rác theo các triền đồi, núi. Do vậy, tìm khu đất xây nhà văn hóa xã cũng là cả một vấn đề.

 

Rời Thung Nai, xã tiếp đến là Phúc Sạn (Mai Châu). Phúc Sạn hiện mới đạt 5 tiêu chí xây dựng NTM. Cái khó của Phúc Sạn hiện nay cũng là mặt bằng cộng với  địa hình chia cắt, đồi núi dốc đang là cản trở cho công cuộc xây dựng NTM tại đây. Ngay sân trước cửa UBND xã  phải đưa hàng ngàn m3 đất từ nơi khác về đổ vào ven bờ suối mới được như hôm nay. Không những vậy, cái sân đó không biết sẽ  mất lúc nào nếu có lũ về bởi không có kinh phí kè đá phía chân mép suối.

 

Phong trào như nhau và nhưng hiệu quả khác xa

 

Tỉnh ta hiện có 210 xã, phường, thị trấn, có 191 xã nằm trong chương trình xây dựng NTM. Trong quá trình triển khai, các xã đã thực hiện theo đúng chủ trương với phương châm huy động nội lực là chính, tiêu chí nào dễ được làm trước, tiêu chí nào khó làm sau. Thực hiện xây dựng NTM đã có nhiều hộ gia đình, cá nhân không so bì hơn thiệt tích cực đóng góp ngày công, vật liệu, hiến cả đất ở, đất vườn... Tính đến cuối tháng 6/ 2015, tỉnh đã có 21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 14 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 62 xã đạt từ 10- 14 tiêu chí, 93 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và có 1 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

 

Tìm hiểu tại xã Dũng Phong (Cao Phong), nơi hoàn thành sớm nhất 19 tiêu chí xây dựng NTM. Xã có mặt bằng khá thuận lợi, điều kiện kinh tế được xếp vào tốp khá so với nhiều xã khác trong tỉnh. Mặc dù vậy, để đạt được 19 tiêu chí, xã Dũng Phong đã được Nhà nước đầu tư nguồn lực xây dựng hạ tầng. Đồng thời, Dũng Phong đã làm tốt việc huy động tối đa sức dân và vận động cả nguồn lực từ con em trong xã đi làm ăn xa hoặc đã chuyển đến địa bàn khác có điều kiện ủng hộ vật chất cho quê nhà.

 

Quay trở lại thực tế các địa phương, so sánh giữa 2 xã đầu bảng Dũng Phong và xếp cuối Thung Nai cùng một huyện trong xây dựng NTM mới thấy nổi lên những bất cập phát sinh ngay trong quy định các tiêu chí. Kết quả xây dựng NTM của 2 xã quá chênh lệch, vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến độ vênh lớn như vậy?

 

Tất nhiên vấn đề đầu tiên là nội lực, điều không còn phải bàn cãi bởi lợi thế trong dân cũng như những nguồn lực dồi dào của Nhà nước dành cho xã Dũng Phong. Nhưng đối với Thung Nai, hiện tỷ lệ hộ nghèo gần 48%, nội lực thế nào để đảm bảo đủ điều kiện triển khai mới là vấn đề đáng bàn. Bất khả thi nếu cứ ra sức đổ tiền, đổ của vào để đạt cho được tất cả những tiêu chí trong xây dựng NTM bởi nguồn lực Nhà nước, nhân dân có hạn.

 

Cần có cơ chế đặc thù tiêu chí trong xây dựng NTM

 

Trao đổi về những khó khăn gặp phải tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ NN &PTNT mới đây, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, hiện nay còn  nhiều bất cập để xây dựng NTM. Thực tế trong khi nguồn lực Nhà nước và trong nhân dân có hạn, địa hình, địa thế các xã vùng cao của tỉnh không như những xã vùng đồng bằng, trung du về mặt bằng, kinh tế cũng như các yếu tố khác. Vì vậy nên cho phép các xã vùng núi thay vì xây nhà văn hóa xã với nguồn vốn lớn thì tùy từng nơi có thể làm tại từng xóm với quy mô nhỏ.

 

Thêm nữa, có xã có mặt bằng xây dựng nhà văn hóa, song thỉnh thoảng mới có người đến sinh hoạt, gây lãng phí. Trong khi đó, tại nhiều nơi hiện nay thiếu thốn về mặt bằng, chưa có nhà văn hóa xã nhưng cơ ngơi phòng họp tại các trụ sở UBND xã không được tận dụng hết khả năng. 

 

Trong giao thông nông thôn, nhiều nơi nếu để làm một con đường liên xóm, liên xã đủ độ rộng quy định có đổ hàng tỷ đồng vào vẫn thiếu. Lý do nếu muốn làm được phải san cả nửa quả đồi, tất nhiên không đủ kinh phí đầu tư cho hàng trăm xã hiện nay.

 

Một vấn đề nữa là về môi trường, đối với các xã đạt chuẩn buộc phải có đơn vị thu gom, tiêu hủy rác thải. Trong khi đó, người dân đa số ở miền núi có môi trường  tốt, nếu không muốn nói là lý tưởng so với ở đồng bằng do chưa phát triển công nghiệp. Chính vì vậy, việc thu gom xử lý rác thải nên để các xóm tự làm. Tại những nơi tập trung dân cư đông hoặc như khu vực chợ mới cần áp dụng tiêu chí này cho phù hợp...

 

Với những quy định cứng nhắc đánh đồng giữa các vùng miền trong xây dựng NTM hiện nay, thật lòng chia sẻ khi thấy ông Bùi Văn Nhàn, Phó Bí thư TT Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thung Nai trăn trở: Nhà nước cần tạo điều kiện cho các xã khó khăn cơ chế đặc thù phù hợp với kinh tế, điều kiện tự nhiên của các xã miền núi, trong đó có Thung Nai. Cứ như theo quy định hiện hành, xã Thung Nai muốn đạt được các tiêu chí NTM chẳng biết đến bao giờ.

 

Mục tiêu của chương trình xây dựng NTM vẫn là huy động sức dân, Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào. Qua đó tiếp thêm động lực cho phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, đưa đời sống vật chất, tinh thần...của người dân trong khu vực nông thôn, miền núi từng bước được nâng lên bền vững.

 

 

Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục