Cán bộ UBND xã Trung Hòa tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào “Hiến đất góp công xây dựng NTM”.

Cán bộ UBND xã Trung Hòa tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào “Hiến đất góp công xây dựng NTM”.

(HBĐT) - “Trung Hòa - Tân Lạc là một xã vùng 135 vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện khoảng 15 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 3.197 ha, nhưng chủ yếu là đồi núi, thiếu đất bưa bãi để sản xuất, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nguồn sống của người dân là sản xuất nông nghiệp. Đây là khó khăn lớn đặt ra công tác xây dựng nông thôn mới của xã Trung Hòa. Cái mà Trung Hòa đang có là sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân vượt khó, tích cực hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới” - đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa tâm sự.

 

Nguồn đất nông nghiệp ít ỏi thực sự quý báu đối với người dân Trung Hòa, sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng cán bộ và nhân dân đã có nhận thức đúng tích cực tham gia đóng góp công sức, hiến đất, hy sinh hoa màu để làm hạ tầng nông thôn. Ông Đinh Công Hợp, một người dân bình dị ở xóm Đạy là một tấm gương điển hình trong phong trào thi đua “Hiến đất góp công xây dựng nông thôn mới” được biểu dương tại Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh. Ông Hợp đã vận động gia đình hiến 2.500m2 giá trị đất trên 200 triệu đồng, trong đó với giá trị sản xuất trồng mía tím tại khu đất này trên 90 triệu đồng/năm để cùng bà con và chính quyền xây dựng trường Mầm non xã Trung Hòa. Trong phong trào “Hiến đất góp công xây dựng NTM” trên địa bàn xã còn xuất hiện nhiều tấm gương điển hình khác như: ông Nguyễn Văn Dức, xóm Đạy tự nguyện hiến đất xây dựng trường mầm non; các ông Bùi Văn Xứng, Bùi Văn Thương, Bùi Văn Băn, xóm Thăm hiến mỗi hộ 200 m2 đất làm đường giao thông nội thôn….Ngoài ra, thông qua tuyên truyền, người dân hiểu chương trình xây dựng NTM là phục vụ trực tiếp lợi ích của người dân trong xóm nên tự nguyện đóng góp ngày công, cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp công trình vệ sinh; cải tạo vườn; cải tạo cổng, ngõ, tường rào để có quang cảnh xanh, sạch, đẹp... Bên cạnh đó, trong điều kiện, đời sống người dân còn thấp, Trung Hòa đã có nhiều cố gắng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển chăn nuôi, đưa một số cây trồng có giá trị cao như mía tím, cây lây hạt, cam, bưởi hứa hẹn những chuyển biến mạnh trong sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ trên 50 % (năm 2010) đã giảm xuống còn 36,3% (năm 2014). Đó là những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM ở xã Trung Hòa.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa, hiện, xã đang đứng trước khó khăn nan giải về đầu tư hạ tầng nông thôn. Năm 2008, xã ra khỏi diện 135, đến năm 2014 lại được bổ sung vào diện xã đặc biệt khó khăn. Những công trình hạ tầng được đầu tư trước như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế đã xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân. Trong khi đó, do ngân sách Nhà nước khó khăn, những công trình được đầu tư mới chưa nhiều, mức đầu tư ít nên chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng nông thôn của xã. Đường đến các xóm Mè, xóm Thung (cách xa trung tâm từ 3- 8 km) giờ xuống cấp rất khó khăn đi lại, vận chuyển hàng hóa, khai thác quỹ đất để phát triển sản xuất. Các xóm này cũng chưa có nhà văn hóa đủ tiêu chuẩn để cho người dân sinh hoạt, hội họp. Đối với hệ thống trường lớp học, các cấp như tiểu học, trung học cơ sở dù đã được đầu tư ban đầu nhưng tới nay đã xuống cấp không đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM...

 

Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã mới đạt được 5/19 tiêu chí xây dựng NTM như: Quy hoạch, điện, hệ thống chính trị, an ninh trật tự và môi trường. Cán bộ và nhân dân Trung Hòa rất đồng thuận và tích cực tham gia chương trình NTM. Tuy vậy, việc thực hiện các tiêu chí còn lại đối với Trung Hòa rất nan giải vì cần nhiều nguồn vốn lớn ngoài khả năng của cán bộ và nhân dân. Xã mong muốn nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của cấp trên giải quyết những vấn đề nan giải về đầu tư hạ tầng nông thôn. Đồng thời tiếp tục động viên nhân dân tham gia hưởng ứng chương trình xây dựng NTM, đặt mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

 

                                                                                Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục