Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà  Nguyễn Thị Liền, thôn Đông Bắc, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn)  đã thoát nghèo ổn định cuộc sống.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà Nguyễn Thị Liền, thôn Đông Bắc, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã thoát nghèo ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Dân Hạ, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ trong những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

 

Đến thôn Đồng Bến, ít ai không biết hoàn cảnh của bà Nguyễn Thị Liền. Chồng mất từ khi con còn nhỏ, một mình bà tần tảo nuôi 2 con khôn lớn. Cuộc sống chỉ biết dựa vào 3.000 m2 ruộng nên khó khăn  chồng chất theo từng bậc học của các con. Năm 2010, gia đình bà Liền được vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo đầu tư mua trâu. Nhờ chăm chỉ làm ăn, mỗi năm thu được 3 tấn thóc, cơ bản đủ ăn. Năm 2013, gia đình bà đã trả hết nợ và được bình xét thoát nghèo. Để thoát nghèo bền vững, gia đình bà vay 30 triệu đồng chương trình SX-KD đầu tư trồng rừng và chăn nuôi. Trước đó có vay 24 triệu đồng chương trình HS-SV cho con đi học cao đẳng, đến nay đã trả hết. Ngoài ra, gia đình còn vay thêm 4 triệu đồng từ chương trình NS&VSMT để xây dựng bể nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.  

Bà Nguyễn Thị Quyền, tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Đồng Bến cho biết: Tổ có 60 thành viên thực hiện 7 chương trình tín dụng chính sách gồm hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, nhà ở, SX-KD, HS-SV, NS&VSMT với dư nợ trên 1,6 tỉ đồng. Gia đình bà Liền được đánh giá là hộ sử dụng vốn ưu đãi đúng mục đích và có hiệu quả. Hiện, gia đình bà Liền còn dư nợ 34 triệu đồng.  

Bà Nguyễn Thị Huyền, cán bộ chuyên trách xóa đói - giảm nghèo xã Dân Hạ cho biết: Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, người nghèo và hộ chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình nhưng do trình độ dân trí ở khu vực nông thôn còn hạn chế nên không phải hộ nghèo nào được vay vốn cũng biết cách sử dụng vốn vay có hiệu quả. Do vậy, các ban, ngành, đoàn thể của xã đã phối hợp với các ngành chức năng như Trạm Khuyến nông, BVTV, thú y tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi... và định hướng cho hội viên lựa chọn những mô hình phù hợp. Nhờ đó, người nông dân đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Qua rà soát, xã còn 164 hộ nghèo và cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm. Hiện, xã có  23 tổ TK&VV với 919 hộ còn dư nợ, số vốn trên 25 tỉ đồng thực hiện 10 chương trình tín dụng, trong đó, dư nợ chương trình SX-KD cao nhất gần 11 tỉ đồng. Nhìn chung, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, trả gốc, lãi đúng hạn. Ngoài ra, xã đã thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ được gần 3 tỉ đồng.  

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong quá trình hoạt động, để nguồn vốn quay vòng và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác có cơ hội tiếp cận và tiếp cận nhiều hơn vốn ưu đãi của Nhà nước, NHCSXH đã đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân hiểu hơn mục đích, ý nghĩa hoạt động của đơn vị, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn vay, chủ động thông báo nợ đến hạn, tích cực đôn đốc, xử lý những trường hợp nợ quá hạn. Song song với tăng trưởng dư nợ, NHCSXH huyện luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, do đó nợ quá hạn toàn xã Dân Hạ chỉ có gần 41 triệu đồng, chiếm 0,16% tổng dư nợ.

 

 

                                                                                     Hải Linh

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục