Mô hình vỗ béo bò thịt được triển khai hiệu quả tại xã Phú Cường (Tân Lạc).

Mô hình vỗ béo bò thịt được triển khai hiệu quả tại xã Phú Cường (Tân Lạc).

(HBĐT) - Tỉnh ta với diện tích đất phần lớn là đồi rừng, có nhiều bãi chăn thả, nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào, thuận tiện cho việc chăn thả gia súc, trâu, bò sinh sản và nuôi thịt là một trong những nghề truyền thống của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, người chăn nuôi ít áp dụng tiến bộ KH-KT về giống, các quy trình kỹ thuật, lợi dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên là chính nên việc vỗ béo bò thịt hầu như không có, đã làm giảm hiệu quả chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có chất lượng chưa cao, giảm hiệu quả kinh tế. Từ đó, nghề chăn nuôi bò phát triển không tương xứng với tiềm năng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

 

Với mục tiêu giúp bà con nông dân thực hiện tốt công đoạn vỗ béo, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đại gia súc nhằm chuyển từ chăn nuôi trâu, bò quảng canh, phân tán sang chăn nuôi trâu, bò thâm canh tạo hàng hóa, tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường. Trong năm 2015, được sự đầu tư, hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm KN-KN đã thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò trong nông hộ” tại 2 xã Cao Dương (Lương Sơn) và Phú Cường (Tân Lạc) với quy mô 160 con bò/73 hộ nông dân tham gia. Thời gian thực hiện từ tháng 6/10/ 2015. Mô hình được đánh giá cao, làm tiền đề cho phát triển kinh tế nông hộ, tạo hướng đi mới cho bà con nông dân.

Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật Trung tâm KN-KN đã tập huấn, chuyển giao cho nông dân một số kỹ thuật về chăn bò thịt, sản xuất và chế biến một số loại thức ăn nuôi bò, kỹ thuật vỗ béo bò, phòng và trị một số bệnh thường gặp, quản lý đàn bò và cách tính hiệu quả kinh tế, đo trọng lượng bò trước khi vỗ béo.

Sau khi được tham gia tập huấn, các hộ đã biết áp dụng kiến thức thực tế chăn nuôi tại gia đình. Kết quả, sau 3 tháng chăn nuôi bằng cách cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, chăm sóc theo các biện pháp kỹ thuật đã được hướng dẫn và được cán bộ chỉ đạo kỹ thuật hướng dẫn trong suốt  thời gian triển khai mô hình nên đàn bò được vỗ béo khỏe mạnh, phát triển tốt: tăng trọng bình quân của đàn bò tại 2 xã 718,67g/con/ ngày, trong khi đó, yêu cầu của dự án tăng trọng bình quân 700 g/ con/ngày. Như vậy mô hình đạt và vượt chỉ tiêu dự án đề ra. Trừ chi phí thuốc thú y, thức ăn đã đem lại thu nhập cho mỗi hộ khoảng 2,8 triệu đồng/con. Tăng hiệu quả kinh tế hơn 15% so với hộ ngoài mô hình.

ông Nguyễn Văn Tài, thôn Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) cho biết: “Gia đình luôn duy trì nuôi từ 6- 7 con bò nhưng chủ yếu là chăn thả, chưa có kỹ thuật chăn nuôi nên đàn bò phát triển chậm và gầy yếu. Từ khi tham gia dự án, thực hiện nuôi vỗ béo theo kỹ thuật được hướng dẫn, đàn bò đều tăng trưởng tốt, con nào cũng béo bóng mượt, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Trung bình 1 con bò có trọng lượng từ 220 - 250 kg sau 3 tháng nuôi vỗ béo, trừ mọi chi phí, xuất bán thu lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/con. Nuôi nhốt chuồng vừa phòng bệnh được cho đàn bò, vừa đem lại nguồn phân bón  cho cây trồng. Mong muốn mô hình sẽ được nhân rộng để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần XĐ-GN cho nhân dân.

 

                                                       Thanh Hằng  (Trung tâm KN-KN) 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục