Các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh cao như ngọn su su Quyết Chiến, tỏi tía Mai Châu... được tỉnh lựa chọn để đăng ký xây dựng thương hiệu và hướng tới các thị trường khó tính.

Các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh cao như ngọn su su Quyết Chiến, tỏi tía Mai Châu... được tỉnh lựa chọn để đăng ký xây dựng thương hiệu và hướng tới các thị trường khó tính.

(HBĐT) - Việc xây dựng thương hiệu có vai trò như “chắp thêm đôi cánh” giúp nông sản vươn ra thị trường lớn và xác lập niềm tin để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm. Nhận thức rõ điều đó, các ngành chức năng và một số địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện hành trình “chắp cánh thương hiệu” cho các loại nông sản chủ lực của Hòa Bình. Trên chặng đầu của cuộc hành trình đầy thách thức, đã xuất hiện những “đôi cánh” đầu tiên dành cho những nông sản nổi bật nhất, có những giá trị đặc thù nhất.

 

“Đôi cánh thương hiệu” đầu tiên dành cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Đây là nông sản đầu tiên và duy nhất (đến thời điểm này) của tỉnh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN: Việc đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong được coi là bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh. Với kết quả quan trọng này, ngành KH&CN sẽ hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là từng bước xây dựng bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho cam Cao Phong. Như vậy, trên hành trình “chắp cánh thương hiệu” cho cam Cao Phong, nông sản tiêu biểu sẽ được tiếp thêm sức mạnh để vươn ra các thị trường lớn, bước vào các siêu thị, hướng tới xuất khẩu và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp chế biến tại vùng đất này.

 

Cùng với quyết tâm dành cho sản phẩm cam Cao Phong, lộ trình xây dựng thương hiệu đã được hoạch định đối với các nông sản chủ lực khác của tỉnh. Ngành KH&CN đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Kết quả là đến nay đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể cho mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, lặc lày hữu cơ Lương Sơn, rượu cần Hòa Bình, dệt thổ cẩm Mai Châu... Bên cạnh đó, đang tiến tới xây dựng thương hiệu cho bưởi Tân Lạc, đăng ký nhãn hiệu cho tỏi tía Mai Châu, khoai sọ Phúc Sạn, mật ong Đà Bắc, quýt Nam Sơn, gà đồi Lạc Sơn, ngọn su su Quyết Chiến...

 

Trao đổi về diễn biến này, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận: Trên hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Hòa Bình, điều đáng ghi nhận là các địa phương trong tỉnh đều xác định được những nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao. Thực tế đã cho thấy, nhiều loại nông sản của Hòa Bình có chất lượng cao và những giá trị đặc thù nhưng do thương hiệu mờ nhạt nên khó vươn ra thị trường lớn, giá bán và lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị cho nông sản, giải pháp quan trọng hàng đầu là đầu tư xây dựng thương hiệu. Để làm được điều đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý Nhà nước và những giải pháp cụ thể, đồng bộ.

 

Về sự vào cuộc của UBND tỉnh, những năm gần đây và đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, xác định sẽ đẩy mạnh đầu tư kinh phí cho các hoạt động xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thuộc phạm vi quy định. Đối với các loại hàng hóa nông sản, UBND tỉnh ban hành quy chế hỗ trợ tiêu thụ, quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, áp dụng hỗ trợ phát triển sản xuất các loại cây trồng: cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), rau an toàn (bao gồm rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, rau gia vị) thuộc vùng sản xuất hàng hóa tập trung nằm trong vùng quy hoạch... Bám sát định hướng chung, sự vào cuộc của UBND các huyện, thành phố cũng khá quyết liệt khi chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng chủ lực của địa phương: Huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy thực hiện nghị quyết về phát triển cây ăn quả có múi. Huyện Yên Thủy áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích các sản phẩm có chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Huyện Cao Phong hỗ trợ phát triển cam theo tiêu chuẩn VietGap. Thành phố Hòa Bình hỗ trợ sản xuất rau an toàn... Xuyên suốt hành trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quyết tâm chung “chắp cánh thương hiệu” cho nông sản Hòa Bình để thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

 

                                                                                

                                                                       Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục