Lãnh đạo UBND thị trấn Đà Bắc thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Quang Hà, Trưởng tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc.

Lãnh đạo UBND thị trấn Đà Bắc thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Quang Hà, Trưởng tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc.

HBĐT) - Cùng lãnh đạo UBND thị trấn Đà Bắc, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của gia đình ông Nguyễn Quang Hà, Trưởng tiểu khu Thạch Lý. Đón tiếp chúng tôi, ông Hà chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chỉ kinh doanh đồ gỗ dân dụng. Đến năm 2013, gia đình thành lập Công ty TNHH MTV Hà Cường Phát với ngành nghề xây dựng cơ bản, kinh doanh đồ sắt, gỗ dân dụng. Công ty có doanh thu 6 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho từ 30- 40 lao động trên địa bàn với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/ tháng”.

 

  Theo ông Hà, không chỉ có gia đình ông, trên địa bàn tiểu khu Thạch Lý cũng có nhiều mô hình phát triển kinh tế khá. Tiểu khu có 249 hộ, 1.140 nhân khẩu chủ yếu nằm trên tỉnh lộ 433, khai thác lợi thế, người dân chủ yếu phát triển kinh doanh, dịch vụ, buôn bán nhỏ. Trong đó có thể kể đến các hộ như: cơ sở sản xuất kem Thanh Nhàn của gia đình anh Hoàng Văn Khả giải quyết việc làm thời vụ cho từ 40- 50 lao động, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Công ty TNHH Trường Ngọc đầu tư xây dựng cơ bản với doanh thu từ 11- 12 tỷ đồng/năm hay các đại lý, tạp hóa gia đình Nguyễn Duy Hánh, Hồ Văn Đường cũng cho thu nhập khá. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập bình quân của tiểu khu lên trên 26 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,6%...

 

   Đồng chí Lường Văn Thắng, Chủ tịch UBND thị trấn Đà Bắc cho biết: “Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, kinh tế thị trấn ngày càng phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững. Trên địa bàn thị trấn, đất nông nghiệp hạn hẹp với diện tích cấy lúa chỉ có 32 ha, diện tích đất trồng ngô 37 ha, chủ yếu ở thôn Công, Mu và tiểu khu Đoàn Kết. Thị trấn đã chỉ đạo bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH-KT vào sản xuất nên năng suất, sản lượng lúa tăng lên 50 tạ/ha, ngô 55 tạ/ha. Hiện nay, các hộ trên địa bàn đã đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa đảm bảo đủ cung cấp cho thị trường khu vực với gần 200 con trâu, bò, 5.000 con lợn, 14.000 con gia cầm và duy trì 4 ha mặt nước nuôi thủy sản. Tuy vậy, chủ lực trong phát triển kinh tế của thị trấn vẫn là kinh doanh thương mại, dịch vụ, TTCN. Thời gian qua, các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn đã phát triển phong phú, đa dạng đem lại nguồn thu chủ yếu, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Theo thống kê, hiện nay, toàn thị trấn có 356 hộ SX-KD dịch vụ, thương mại, trong đó có 1 HTX và 16 doanh nghiệp. Thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ, TTCN chiếm 37,5% tổng thu của thị trấn. Theo đồng chí Lường Văn Thắng, thời gian tới, thị trấn tiếp tục chỉ  đạo bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu   kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp sang kinh doanh, dịch vụ, TTCN. Đối với những diện tích đất dôi dư sẽ chuyển sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc...

 

   Nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế, tính đến hết năm 2015, thu nhập bình quân của thị trấn tăng lên 24 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,3%. Bộ mặt thị trấn thay đổi rõ nét. Toàn thị trấn có 80% nhà mái bằng kiên cố, 99,8% hộ có xe máy, trên 100 hộ có ô tô, 100% hộ có phương tiện nghe, nhìn, 100% hộ được sủ dụng điện lưới quốc gia. Từ đó tạo đà cho văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh trong độ tuổi đều được đến trường, tỷ lệ học sinh lên lớp, chuyển cấp các năm đều đạt cao. Đến nay, 3/3 trường học đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Công tác CSSK ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt. Toàn thị trấn có 84% hộ, 5/7 thôn, tiểu khu, 4/4 cơ quan, nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 

 

                                                                         Hương Lan

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục