Để đổi mới quan hệ sản xuất, nội dung quan trọng là thu hút và phát huy vai trò của doanh nghiệp, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất. ảnh: Nông dân xã Hợp Hòa (Lương Sơn) trao đổi kinh nghiệm thâm canh giống ngô mới với đại diện Công ty ADVANTA (Hà Nội).

Để đổi mới quan hệ sản xuất, nội dung quan trọng là thu hút và phát huy vai trò của doanh nghiệp, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất. ảnh: Nông dân xã Hợp Hòa (Lương Sơn) trao đổi kinh nghiệm thâm canh giống ngô mới với đại diện Công ty ADVANTA (Hà Nội).

(HBĐT) - Đổi mới quan hệ sản xuất được UBND tỉnh xác định là giải pháp trọng tâm để tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Với nội dung cốt lõi là tổ chức lại sản xuất, đây hứa hẹn sẽ là cuộc cách mạng có tác dụng “lọc máu” cho ngành nông nghiệp địa phương.

 

Theo định hướng của UBND tỉnh, đổi mới quan hệ sản xuất sẽ được triển khai với 4 nội dung chính: Thu hút và phát huy vai trò của doanh nghiệp; nâng cao hoạt động của các HTX, tổ hợp tác; đẩy mạnh các hình thức liên kết sản xuất; đẩy mạnh dồn điền - đổi thửa, sản xuất theo cánh đồng lớn. Đây có thể coi là 4 nguồn lực quan trọng tạo đột phá cho sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững của ngành nông nghiệp trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.

 

Để thu hút và phát huy vai trò của doanh nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng từ cung cấp đầu vào - tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân và tổ chức đại diện của nông dân. Trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò đầu mối, nòng cốt nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh hàng nông sản. Mặt khác, tỉnh cũng khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Về phía chính quyền sẽ chú trọng triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm lợi thế của tỉnh, tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa nông sản ra thị trường ngoại tỉnh.

 

Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục khuyến khích hộ cá thể liên kết thành tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX đủ năng lực cạnh tranh, thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong tình hình mới. Hiện nay, toàn tỉnh có 311 HTX và trên 2.000 tổ hợp tác. Các HTX và tổ hợp tác đang có những bước phát triển cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, mức độ phát triển còn chậm và bộc lộ nhiều hạn chế, mức độ đóng góp vào sự phát triển KT-XH địa phương chưa cao. Trước những đòi hòi cần có giải pháp đồng bộ và quyết liệt để đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, UBND tỉnh đã cụ thể hóa và ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, đồng thời chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với việc mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi: Bản chất của tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất để có giá trị gia tăng cao hơn, đạt được sự phát triển toàn diện và bền vững hơn. Chính vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải tổ chức lại sản xuất, đổi mới quan hệ sản xuất để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Có thể coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là cuộc cách mạng mang tính chất đột phá giúp thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ này, các địa phương cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh các hình thức liên kết sản xuất, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn, tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - nhà khoa học - người nông dân thông qua các hợp đồng kinh tế... Cùng với những bước đi quan trọng khác sẽ là những giải pháp góp phần thúc đẩy thực hiện thành công kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục