Ông Đinh Đức Bân xóm Ong, xã Nam phong (Cao Phong) chăm sóc vườn mía trắng.

Ông Đinh Đức Bân xóm Ong, xã Nam phong (Cao Phong) chăm sóc vườn mía trắng.

(HBĐT) - Cao Phong hiện có khoảng 1.300 ha trồng mía trắng. Mía trắng được trồng ở tất cả các xã trên toàn huyện, trong đó, nhiều nhất là ở các xã Nam Phong, Yên Lập, Yên Thượng. Mía trắng ở các địa phương này cây to, gióng dài óng mượt, không bị nứt, là điểm đến đầu tiên của các thương lái khi vào vụ thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Hiến, trưởng phòng nông nghiệp và PTNT huyện Cao Phong cho biết: hiện tại, mía trắng bắt đầu bán; thương lái tìm đến chủ vườn để đặt tiền, giá bán dao động khoảng 5000 đồng/cây. Thị trường mía trắng đầu vụ khá sôi nổi.

 

Còn nhớ vụ mía tím năm 2015, người nông dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn: giá mía thấp chỉ từ 2000 đến 3000 đồng/ cây, doanh thu bán mía không đủ trả tiền phân, chưa tính đến công lao động của người nông dân bỏ ra chăm sóc mía tím. Đa số các hộ dân trồng mía tím trong huyện Cao Phong đều rơi vào cảnh lỗ vốn, trắng tay. Trở về thăm mảnh đất Cao Phong hôm nay, chúng tôi đã nhìn thấy những nụ cười, niềm vui mới khi nghe người nông dân nói với nhau về cây mía trắng. Do nhu cầu giải khát của thị trường cho nên nhiều gia đình có diện tích mía trắng nhỏ đã bán  từ tháng 12 năm 2015. Hiện tại, thương lái đã tìm đến mua, đặt tiền tại nhiều vườn.

 

Đến với xóm Ong, xã Nam Phong - nơi nổi tiếng về trồng mía trắng nhiều năm qua của huyện Cao Phong, chúng tôi được người dân giới thiệu đến nhà ông Đinh Đức Bân, gia đình có diện tích trồng mía trắng nhiều nhất của xã. Ông tâm sự: “ Cây mía và gia đình tôi gắn bó từ lâu, lúc đầu gia đình tôi trồng cả mía tím và mía trắng. Tuy nhiên, cây mía tím vài năm gần đây thị trường bấp bênh, giá thấp. Từ đó, tôi chuyển sang trồng mía trắng thấy mía trắng có thị trường tiêu thụ tốt, giá cả mấy năm gần đây tương đối ổn định. Hiện nhà tôi có 3 ha mía trắng; thương lái đã tìm đến mua và đặt tiền, giá khởi điểm thương lái đặt là 7000 đồng/ cây, tăng 2000 đồng/ cây so với giá mía năm ngoái. Tôi mới chỉ đồng ý cho thương lái đặt khoảng 1 ha mía vì giá mía trắng thường tăng khi vào hè do nhu cầu giải khát của người dân tăng cao.

 

Mía trắng ở Cao Phong còn được trồng nhiều ở hai xã vùng cao Yên Lập và Yên Thượng. Người dân nơi đây rất phấn khởi vì cây mía trắng có  thị trường tiêu thụ ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho đồng bào. Dừng chân ở xóm Bãi Sét, xã Yên Thượng, anh Bùi Văn Hon vừa nhận tiền đặt cọc mía trắng của thương lái từ Hà Nội phấn khởi chia sẻ: “Nhà tôi trồng 1,5 ha mía trắng. Năm nay, mía to, gióng dài không bị nứt, ngọt lịm, chất lượng mía tốt, có nhiều khách mua đến hỏi từ tháng trước nhưng hôm nay tôi mới đồng ý nhận tiền đặt cọc với giá đặt cọc 5000 đồng/ cây, người mua đặt trước tôi 50 triệu đồng. Gia đình tôi mới trồng mía trắng được 5 năm thấy cây mía trắng dễ chăm sóc hơn cây mía tím, đặc biệt thị trường tiêu thụ mía rộng, thương lái ở khắp các tỉnh miền bắc và cả các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa cũng đến tìm mua. Năm ngoái nhà tôi trồng 1ha mía trắng bán giá 4000 đồng/ cây, thu về được 196 triệu đồng”.

 

Chị Nguyễn Thị Tuyết, một người buôn mía trắng nhiều năm cho biết, nước mía là thức uống vừa ngon lại rẻ không những giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Thị trường tiêu thụ mía trắng rất rộng, giá cả ổn định. Năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nhiệt độ các tỉnh miền bắc có xu hướng tăng cao hơn các năm nên nhu cầu giải khát của người dân sẽ rất lớn. Từ tháng 11 - 2015, tôi đã mua mía trắng đi kèm với mía tím để phục vụ nhu cầu ép mía lấy nước giải khát của người dân các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... Tính đến ngày 25-3-2016, chị đã đặt trước 2 tỉ đồng mua mía trắng với các giá, tùy từng địa phương và phụ thuộc vào chất lượng mía. Được giá nhất là mía ở xóm Ong, xã Nam Phong, mía trắng cao trung bình 2m, ít mắt, màu vàng óng, giá dao động từ 6000 đến 7000 đồng/cây. Ngoài ra, mía Yên Thượng, Yên Lập năm nay cũng được giá, khoảng 5000 đồng/ cây.

 

Hiện tại, cây mía trắng trên địa bàn huyện Cao Phong đang được giá. Thương lái khắp nơi tấp lập tìm đến mua tạo ra một thị trường rộng cho cây mía trắng. Người dân cần tỉnh táo  tránh trường hợp đòi giá quá cao khiến mía bán chậm so với thời gian thu hoạch. Trong thời gian tới, thời tiết sẽ còn diễn biến thất thường, khi có gió mạnh, mía dễ bị gãy, thối, do vậy bà con cần có biện pháp để phòng tránh như dùng dây buộc mía thành từng khóm 3-5 cây. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền huyện cần sớm có kế hoạch quảng bá thương hiệu mía trắng Cao Phong đến với người tiêu dùng, để khi nhắc đến cây mía trắng, mọi người đều nhớ về Cao Phong.

 

                                                                  Thu Thủy (CTV)

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục