Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng do đầu ra bấp bênh nên bà con xã Quyết Chiến vẫn  chỉ trồng su su ở diện tích khiêm tốn so với tiềm năng. (Trong ảnh: Bà Đinh Thị Loan, xóm Biệng đang chăm sóc vườn su su của gia đình).

Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng do đầu ra bấp bênh nên bà con xã Quyết Chiến vẫn chỉ trồng su su ở diện tích khiêm tốn so với tiềm năng. (Trong ảnh: Bà Đinh Thị Loan, xóm Biệng đang chăm sóc vườn su su của gia đình).

(HBĐT) - Quãng thời gian 8 năm cây su su bén duyên với mảnh đất Quyết Chiến (Tân Lạc) là ngần ấy thời gian bà con xã vùng cao này buồn vui, lo âu lẫn lộn. Dù có tiềm năng rất lớn nhưng để su su thực sự “bứt phá” đem lại nụ cười cho bà con nơi đây thì bài toán nan giải trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm cần lắm một lời giải.

 

“Lúc được giá, cao điểm nhất là năm 2011 – 2012, diện tích trồng su su của cả xã Quyết Chiến lên tới 48 ha. Tuy nhiên, do đầu ra bấp bênh, giá cả xuống thấp nên diện tích tăng giảm liên tục. Năm ngoái, giá bình quân đạt khoảng 4.000 nghìn đồng/kg nên năm nay diện tích trồng su su lại tăng (từ 35 ha lên 45 ha). So với ngô, hiệu quả kinh tế từ trồng su su cao hơn 4-5 lần nhưng với đầu ra như hiện nay thì bà con chỉ cầm chừng thôi”, đồng chí Bùi Văn Bến – Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết.

Thời điểm này, vượt qua những khó khăn của những ngày đầu năm, hiện bà con ở xã Quyết Chiến đã cơ bản gieo trồng xong vụ chiêm xuân. Vụ này, cả xã gieo cấy 29 ha lúa, mặc dù hiệu quả kinh tế từ trồng ngô thấp hơn so với su su nhưng để “chắc ăn” cây trồng này vẫn giữ vai trò chủ lực với 162 ha. Theo đồng chí Bùi Văn Bến, với khí hậu mát mẻ quanh năm nên rất phù hợp với cây su su. Từ năm 2008, dự án SADU của Sở KH&CN triển khai trồng thí điểm 0,5 ha su su đã mở ra hướng đi đầy hi vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với xã nghèo Quyết Chiến.

Chúng tôi đến xóm Biệng, xóm có diện tích trồng su su nhiều nhất xã (khoảng 20 ha). Thời điểm này, dưới cánh đồng Đồng Luông hầu hết su su đã leo lên dàn  khoảng 2 mét, một số diện tích khác do ảnh hưởng của đợt thời tiết cực đoan, hiện mới cao khoảng 40 cm. Bà Đinh Thị Loan, một người dân trong xóm đang miệt mài kéo dây cước để gia cố lại giàn cho su su cho biết: Gia đình bà đã trồng su su suốt trong 7 năm qua, với diện tích 3.000 m2 . Những năm vừa rồi, giá su su bấp bênh nên thu nhập chưa ổn định. Có năm được giá (5.000 đồng/kg), gia đình bà đã thu được 50 triệu đồng. Bà chia sẻ : “Dù giá thấp nhưng so với ngô vẫn hơn. Chỉ cần giá tầm từ 4.000 đồng/kg trở lên là chúng tôi có được nguồn thu nhập ổn định. Trước đây, trên này đã trồng nhiều cây, củ, quả ưa lạnh, trong đó cây su su là phù hợp hơn cả nhưng không ai dám mở rộng diện tích trồng vì sợ không bán được”.

Bên cạnh vườn nhà bà Loan, gia đình anh Bùi Văn Dậu cũng đang chăm chú cưa các đoạn cây tre để làm giàn cho su su leo. Cũng duy trì trồng su su lấy ngọn suốt 7 năm qua, anh Dậu cho hay: “Bình thường, nếu thời tiết thuận lợi thì su su đã leo khắp giàn rồi, đến tháng 4 là bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay thời tiết không thuân lợi nên vụ này chậm hơn, năng suất chắc cũng giảm”.  Theo chia sẻ của bà con, so với trồng ngô, việc trồng và chăm sóc cây su su vất vả hơn, bởi hôm nào họ cũng phải ra vườn, mỗi tháng bón phân 1 lần nhưng bù lại “mặc dù giá rẻ nhưng nếu lấy công làm lãi thì vẫn hơn cây ngô”.

Vấn đề đầu ra cho cây su su vốn là nỗi trăn trở của xã Quyết Chiến. Ngay từ khi đưa cây su su vào trồng trên quy mô lớn, HTX dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng đã nhận bao tiêu sản phẩm nhưng chỉ được 1/3 diện tích. Năm 2014, HTX và UBND xã Quyết Chiến đã ký hợp đồng với một siêu thị ở Hà Nội. Thế nhưng, do những yêu cầu về mẫu mã, bao bì sản phẩm cao, trong khi số lượng sản phẩm siêu thị nhập vào lại rất khiêm tốn nên “không bõ công”.

“Quyết Chiến là xã nghèo, đến nay công cuộc xây dựng NTM mới chỉ đạt được 7 tiêu chí, thu nhập của bà con vẫn phụ thuộc vào cây ngô. Hầu hết diện tích trồng ngô đều phù hợp để chuyển đổi trồng su su nhưng với đầu ra như hiện nay Đảng ủy vẫn chưa thể ra Nghị quyết chuyên đề cho cây trồng này. Rất mong các cấp, cơ quan chức năng quan tâm, tìm đầu ra cho cây su su, để cây trồng này sớm trở thành cây XĐ-GN cho bà con xã Quyết Chiến”, đồng chí Bùi Văn Biện, Bí thư Đảng ủy xã Quyết Chiến bày tỏ.

 

Viết Đào

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục