Nông dân xã Lạc Lương (Yên Thủy) thực hiện mô hình nuôi bò lai sind nhằm mục tiêu cải tạo giống.

Nông dân xã Lạc Lương (Yên Thủy) thực hiện mô hình nuôi bò lai sind nhằm mục tiêu cải tạo giống.

(HBĐT) - Chăn nuôi đại gia súc lâu nay là thế mạnh của tỉnh để cung cấp sức kéo trong nông nghiệp và lấy thịt. Tuy nhiên những năm gần đây, số lượng đàn trâu, bò có xu hướng giảm. Giai đoạn 2010 – 2015, số lượng đàn trâu giảm bình quân 0,93%/năm, đàn bò giảm 4,3%/năm. Hiện đàn trâu có 105.956 con, đàn bò có 59.697 con.

 

Theo đồng chí Lương Thanh Hải, chi cục Trưởng chi cục Chăn nuôi và Thú y, chăn nuôi gia súc của tỉnh chủ yếu phân tán trong các nông hộ với hình thức chăn dắt, chăn thả theo đàn. Một số địa phương còn hiện tưởng thả rông gia súc trên rừng chưa có sự quản lý nên không kiểm soát được dịch bệnh, thiên tai. Nguồn thức ăn cho trâu, bò dựa vào tự nhiên là chính, chưa có quy hoạch diện tích trồng cỏ. Trong khi đó, giống trâu, bò chủ yếu trên địa bàn là trâu Gié và bò vàng Thanh Hóa có tầm vóc nhỏ, trọng lượng không lớn, khoảng 60% tổng đàn trâu, 80% tổng đàn bò nuôi theo phương thức quảng canh. Chăn nuôi bán thâm canh thường là phương thức của các gia trại vừa và nhỏ.

 

Toàn tỉnh có 47 gia trại chăn nuôi trâu quy mô 40 – 50 con, nhiều hộ nuôi quy mô 10 – 30 con, còn lại chăn nuôi phân tán quy mô 1 – 5 con. Về đàn bò có 59 gia trại nuôi bò thịt quy mô 30 – 50 con, hàng trăm hộ chăn nuôi từ 10 – 30 con, chủ yếu chăn thả và thả rông trong rừng, số lượng nuôi ở các hộ từ 1 – 5 con là phổ biến. Những năm qua, Chương trình phát triển chăn nuôi đã được triển khai với các dự án cải tạo đàn bò theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao, cải tiến chất lượng giống đàn trâu theo hướng thịt, đổi mới chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, phát triển đàn dê lai ở các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy, Lương Sơn và phát triển sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi, xây dựng vùng giống nhân dân theo các vùng chăn nuôi chuyên canh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, việc đầu tư cho chăn nuôi kể cả từ hệ thống tổ chức mạng lưới khuyến nông chăn nuôi thú y viên cơ sở đến đầu tư cho sản xuất chưa đáp ứng tiềm năng và nhu cầu phát triển. Thêm vào đó, hạ tầng giao thông tới vùng sâu, vùng xa, giao lưu buôn bán tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, người sản xuất bị ép giá dẫn đến tình trạng hạn chế lưu thông phát triển hàng hóa. Việc đầu tư cải tạo và phát triển đàn đại gia súc chưa được quan tâm đúng mức nên tầm vóc của trâu có xu hướng ngày càng nhỏ, công tác cải tiến, lai tạo giống bò còn chậm, bò lai thịt hướng chuyên thịt mới chỉ dừng lại ở mức độ Sind hóa và Rêbu hóa.

 

Thay vì trước đây nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và tận dụng lấy thịt, hiện nay thịt trâu, bò được xem là đặc sản ưa thích ở các thành phố, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá đúng giá trị nhờ nhiều nạc, bổ dưỡng, ít cholesterol. Trong khi nhu cầu thịt đỏ ngày càng lớn thì thịt trâu, bò trên thị trường hiện vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lượng thịt tiêu thụ hàng ngày. Cũng theo đồng chí chi cục Trưởng chi cục Chăn nuôi và Thú y, nhu cầu thịt trâu, bò và thị trường tiêu thụ trong tương lai còn rất lớn, ngoài các thành phố lớn còn được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Tỉnh ta gần với thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội. Thêm vào đó, đồng bào dân tộc vùng cao có kinh nghiệm chăn nuôi và truyền thống lâu đời. Đây là tiềm năng, lợi thế đồng thời là cơ hội lớn để thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc.

 

Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 25,5%. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2014. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Phát triển chăn nuôi đại gia súc, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung là định hướng đúng đắn, phù hợp với truyền thống, yêu cầu của thị trường hiện nay, giúp khai thác có hiệu quả lợi thế vùng sinh thái, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Việc cần làm ngay là cải tạo giống, quy hoạch đồng cỏ, thực hiện các chính sách hỗ trợ về tín dụng, đất đai để phát triển chăn nuôi, khuyến khích liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

 

Tỉnh ta đang rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản, trâu, bò thịt theo hướng thâm canh trong trang trại, gia trại và phát triển chăn nuôi trâu, bò trong nông hộ kết hợp với trồng trọt, tận dụng thức ăn thiên nhiên. Để thúc đẩy phát triển đàn trâu, bò sinh sản và trâu, bò thịt chất lượng cao, theo lộ trình từ 2016 – 2020 sẽ tập trung phát triển ở những địa phương có điều kiện thuận lợi về bò cái nền và đồng cỏ, phụ phẩm nông, công nghiệp như Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn. Bình tuyển lựa chọn các trâu đực giống tốt trong sản xuất và tiến hành chuyển đảo trâu đực giống tốt giữa các vùng nhằm tránh nguy cơ cận huyết. Các giải phát cải tạo và phát triển đại gia súc trong giai đoạn này chủ yếu về quy hoạch, giống vật nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc, thú y phòng chống dịch bệnh, xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc tập trung... Cùng với chương trình cải tạo, phát triển chăn nuôi đại gia súc đến năm 2020, đàn trâu ước tính sẽ tăng lên 115.000 con, đàn bò 85.000 con, sản lượng thịt trâu từ 2.332 tấn tăng lên 4.300 tấn, thịt bò từ 2.493 tấn tăng lên 5.500 tấn.

                                                                            

                                                   

 

                                                          Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục