Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh  thăm, động viên các doanh nghiệp tại KCN Lương Sơn vào ngày 18/2/2016.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, động viên các doanh nghiệp tại KCN Lương Sơn vào ngày 18/2/2016.

(HBĐT) - Cần phải có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo để thực hiện các giải pháp cụ thể, hữu hiệu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, khắc phục những yếu kém, hạn chế trong thu hút đầu tư (THĐT). Rà soát cơ chế, chính sách về THĐT. Hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư. Triển khai các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Giảm tối đa thủ tục cho nhà đầu tư. Không để cán bộ nhũng nhiễu nhà đầu tư. Nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ, chuẩn bị quỹ đất sạch để THĐT. Triển khai dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các dự án SX-KD... là kết luận của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị của Thường trực Tỉnh ủy bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả THĐT, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

 

Thẳng thắn nhìn nhận yếu kém

 

Năm 2015, cả tỉnh có 31 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có 27 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký khoảng 2550 tỷ đồng và 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn 4 triệu USD. So với năm trước số vốn dự án FDI giảm mạnh. Đến nay, cả tỉnh mới thu hút được vài trăm dự án, trong đó có mấy chục dự án FDI với số vốn đăng ký trên 460 triệu USD, còn lại là dự án trong nước với vốn đăng ký khoảng 46000 tỷ đồng. Thường trực  Tỉnh ủy đánh giá: Kết quả THĐT, nhất là năm 2015 chưa đạt như mong muốn. Nhiều ngành nghề có lợi thế chưa được phát triển. Số dự án đăng ký, nguồn vốn đầu tư bị sụt giảm nhiều so với trước đây. Số lượng doanh nghiệp, nhà đầu tư vào các KCN rất ít. Quy mô của một số dự án nhỏ. Số dự án công nghệ cao còn ít. Nhiều nhà đầu tư chưa nhận được sự hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi từ phía cơ quan thực thi công vụ... Bên cạnh đó là những hạn chế, yếu kém khác cũng góp phần làm kết quả THĐT gặp khó khăn như: Chưa khai thác hết lợi thế địa kinh tế. Chưa ưu tiên nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ một số lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Giá thuế mặt bằng KCN còn cao, thiếu năng lực cạnh tranh. Số dự án ngừng hoạt động SX-KD còn nhiều. Vẫn còn dự án chưa triển khai hoặc triển khai chậm so với kế hoạch, Kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nhà ở xã hội... còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhà đầu tư. Chưa tạo được quỹ đất sạch để mời gọi nhà đầu tư có quy mô lớn. Quy trình thủ tục còn rườm rà, chậm được đổi mới. Chưa thường xuyên đối thoại với nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn. Chất lượng công vụ của một số cá nhân trong thực thi nhiệm vụ còn hạn chế.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh những yếu kém về nhận thức, tư duy, cách làm đang làm môi trường đầu tư của tỉnh kém hấp dẫn, giảm năng lực, lợi thế cạnh tranh, làm thất thoát năng lực, dư địa về THĐT tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh là địa bàn gần Thủ đô Hà Nội. Nguồn lực phân bổ đầu tư hạ tầng để THĐT thiếu tập trung. Quy trình, hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế, thậm chí là điểm nghẽn trong THĐT của tỉnh.  Sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp giải quyết các thủ tục hỗ trợ nhà đầu tư rất yếu. Gần như cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hành chính đang ngồi chờ nhà đầu tư. Hòa Bình đã và đang tụt hậu trong THĐT so với các tỉnh trong khu vực.

 

Tỉnh không thu hút được những dự án ra tấm, ra món. Nhiều nhà đầu tư có năng lực đã rời bỏ tỉnh đi tìm kiếm cơ hội nơi khác. Với tình hình này, tỉnh không bao giờ bằng với cả nước, rất khó khăn để thực hiện mục tiêu thu NSNN đạt 5000 tỷ đồng vào năm 2020.

 

Hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư

 

Nhằm tăng cường hiệu quả THĐT, Thường trực Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém trên và tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

 

Thứ nhất: Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, ban hành bộ quy trình, thủ tục hành chính về đầu tư theo quy định của pháp luật; bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, rút ngắn thời gian đi lại của nhà đầu tư; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, không để phát sinh tiêu cực. Tăng cường vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh.

 

Thứ hai: Thành lập BCĐ hoặc tổ công tác trực thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá hồ sơ các nhà đầu tư để giúp UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư. Định kỳ tổ chức giao ban giữa các nhà đầu tư với các cơ quan chức năng của tỉnh nhằm trao đổi, nắm bắt thông tin, tình hình thực hiện dự án để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư. Thành lập và công khai đường dây nóng, bao gồm hòm thư điện tử, số điện thoại của các cơ quan liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư gửi Văn phòng UBND tỉnh, Tỉnh ủy nhằm kịp thời nắm bắt phản ánh của nhà đầu tư, doanh nghiệp về tình hình THĐT, quá trình triển khai dự án. Đồng thời lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm vụ THĐT.

 

Thứ ba: Rà soát, kịp thời sửa đổi cơ chế, chính sách về THĐT và quy định của pháp luật cho phù hợp với tình hình mới (cơ chế, chính sách hỗ trợ lĩnh vực công tác THĐT, dự án đủ điều kiện được tỉnh ưu tiên hỗ trợ, cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tư; cơ chế công tác đào tạo lao động...

 

Thứ tư: Hàng năm bố trí NSNN cấp tỉnh phục vụ cho công tác THĐT: Giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, đầu tư hạ tầng cho các KCN, CCN (hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, các danh mục phục vụ an sinh xã hội...). Trước mắt, năm 2016 phấn đấu tạo 50 ha đất sạch tại KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn). Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng các KCN, CCN, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp vào đầu tư SX-KD. Rà soát lại giá đất, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

 

Thứ năm: Tăng cường các giải pháp nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh, kêu gọi đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài. Tuyên truyền, khuyến khích nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoạt động độc lập tại tỉnh để tăng thu ngân sách địa phương và thuận lợi cho công tác quản lý dự án. Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân có kết quả THĐT về tỉnh thành công. Xử lý nghiêm các hành vi gây khó khăn, nhũng nhiễu cho nhà đầu tư vào đầu tư SX-KD trên địa bàn tỉnh.

 

Thứ sáu: Rà soát tình hình đầu tư toàn tỉnh, phân loại các dự án theo tiêu chí, làm cơ sở để thu hồi giấy phép các dự án không triển khai đầu tư; xử lý nghiêm các doanh nghiệp trốn thuế, chậm nộp NSNN. Tiếp tục mời gọi, thu hút và xây dựng định hướng THĐT cho những năm tiếp theo. Xem xét thành lập KCN, CCN dệt may dọc tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy).

 

 

                                                                 Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục