Vườn chè Shan Tuyết rộng hơn 8.000 m2 của gia đình ông Lường Văn Sơn, xóm Bay, xã Trung Thành (Đà Bắc).

Vườn chè Shan Tuyết rộng hơn 8.000 m2 của gia đình ông Lường Văn Sơn, xóm Bay, xã Trung Thành (Đà Bắc).

(HBĐT) - Là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh, chiến khu Mường Diềm (thuộc xã Trung Thành, Đà Bắc ngày nay) đóng vai trò quan trọng, tiêu biểu cho việc xây dựng cơ sở và chuẩn bị lực lượng cùng quân và dân tỉnh ta chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Phát huy tinh thần cách mạng, xã Trung Thành đã và đang có những bước chuyển đáng kể trên con đường xây dựng NTM.

 

Mường Diềm là vùng rừng núi hiểm trở bên sông Đà gồm 2 xã Qui Đức và Đức Nhàn thuộc Châu Mai Đà cũ (nay thuộc xã Trung Thành). Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu căn cứ cách mạng của Xứ uỷ, Ban cán sự Đảng tỉnh quyết định cử đồng chí Phan Lang trực tiếp xây dựng khu căn cứ cách mạng Mường Diềm. Sau khi tranh thủ được sự ủng hộ của Đinh Công Phủ (một nhà lang có thế lực trong vùng), các đồng chí: Phan Lang, Hoàng Ba trực tiếp mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên tại xóm Chung, xã Qui Đức cũ (nay là xóm Bay, xã Trung Thành) với hơn 30 người do Đinh Công Đốc (con trai Đinh Công Phủ) trực tiếp chỉ huy. Thời cơ giành chính quyền trong cả nước đã chín muồi, ngày 18/8/1945, lệnh khởi nghĩa của Xứ uỷ được truyền đến Hoà Bình giữa lúc cán bộ và quần chúng nhân dân trong tỉnh đang sôi sục chuẩn bị hành động. Ngày 20/8/1945, theo đúng kế hoạch mà Uỷ ban dân tộc giải phóng tỉnh đề ra, lực lượng cách mạng căn cứ Mường Diềm đã tới cướp chính quyền ở châu Lạc Sơn giành thắng lợi. Tiếp đó, ngày 23/8/1945, quân khởi nghĩa tiến ra Hoà Bình phối hợp cùng lực lượng khởi nghĩa Cao Phong cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Hoà Bình, giành chính quyền về tay nhân dân. Sau này, khu căn cứ cách mạng Mường Diềm đã trở thành khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

 

Trên mảnh đất cách mạng đó, diện mạo nông thôn đang đổi thay từng ngày. Toàn xã có 446 hộ, 1786 nhân khẩu, 10 chi bộ và 143 đảng viên. Đồng chí Xa Văn Sinh, Bí thư Đảng uỷ xã Trung Thành cho biết: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, những năm qua, tình hình phát triển KT-XH của Trung Thành đã có những bước tiến rõ rệt. Qua chương trình xây dựng NTM, toàn xã hiện có trên 50% đường giao thông liên thôn đã được cứng hoá. 98% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. 80% hộ được sử dụng nước sạch. 100% người dân có thẻ BHYT. 100% trẻ em được phổ cập giáo dục, 5/6 xóm có nhà văn hoá, tình hình ANTT được đảm bảo Qua tuyên truyền, vận động, nhận thức của bà con về xây dựng NTM  được nâng cao. 5 năm qua, nhân dân đã hiến hơn 3.000 m2 đất, 6.000 ngày công lao động, 600 triệu đồng, hiến tài sản và cây trồng trên đất trị giá 800 triệu đồng.

 

Bên cạnh đó, xã duy trì hơn 200 ha đất sản xuất, chủ yếu là cây ngô và sắn. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao như cây chè Shan Tuyết với tổng diện tích toàn xã 70 ha. Trong chăn nuôi, xã duy trì ổn định 900 con trâu, bò. Tập trung chủ lực vào nuôi lợn thịt với hơn 3.000 con. Công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng cho gia súc, gia cầm thường xuyên được nhân dân quan tâm, từ đó, nâng cao chất lượng vật nuôi. Hiện thu nhập bình quân của xã đạt 14 triệu đồng/người/năm, tăng 7 triệu đồng so với năm 2011. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Sau 5 năm xây dựng NTM, xã đạt 9/19 tiêu chí.

 

Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng thường xuyên được coi trọng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn giữ vững được phẩm chất đạo đức, lối sống, không vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm. Nhờ đó, chất lượng ngày càng được nâng cao, năm 2015, 100% chi bộ đạt TS-VM, 98% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Đảng bộ xã nhiều năm liền đạt danh hiệu TS-VM. Đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã khẳng định: “Trong thời gian tới, Đảng uỷ xã Trung Thành tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đồng thời, cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết vào thực tiễn trong phát triển KT-XH; tiếp tục duy trì và củng cố lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên nhằm đảm bảo sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh sản xuất nông  lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Từ đó, đưa Trung Thành ngày càng phát triển mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống quê hương cách mạng anh hùng.

 

                                                                 Thanh Sơn (CTV)

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục