Áp dụng quy trình IPM giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, từ đó đảm bảo chất lượng quy hoạch đất lúa của tỉnh.

Áp dụng quy trình IPM giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, từ đó đảm bảo chất lượng quy hoạch đất lúa của tỉnh.

(HBĐT) - Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt từ nay đến năm 2020, một trong những thách thức quan trọng là phải nâng cao giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng lúa, đồng thời đảm bảo tốt an ninh lương thực trong tỉnh. Theo đó, vấn đề cốt lõi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hướng tới đạt cả “chất” và “lượng” cho diện tích đất lúa đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

 

Kim Bôi là huyện có diện tích đất chuyên canh trồng lúa được quy hoạch lớn thứ hai toàn tỉnh (sau huyện Lạc Sơn). Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện có khoảng 3.892 ha đất lúa, bao gồm 3.149 ha đất chuyên canh lúa và trên 743 ha lúa nước còn lại (tức là loại đất chỉ phù hợp trồng được 1 vụ lúa nước trong năm - PV). Để tổ chức quản lý tốt diện tích đất lúa đã được quy hoạch, UBND huyện Kim Bôi đã nghiêm túc chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành xác định ranh giới diện tích đất lúa, đặc biệt là đất chuyên lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, sau đó, đôn đốc hàng năm thực hiện đầy đủ công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất lúa. Đối với các diện tích được quy hoạch nhưng trồng lúa kém hiệu quả, địa phương chỉ cho phép chuyển đổi sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn khi đảm bảo đủ các điều kiện đã quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất  lúa. Nhờ thực hiện tốt các nội dung này, huyện Kim Bôi đã bước đầu nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lúa, đảm bảo không phá vỡ quy hoạch đất lúa của địa phương.

 

Trên phạm vi toàn tỉnh, quy hoạch lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, xác định đến năm 2020, tổng diện tích đất lúa toàn tỉnh 27.150 ha, bao gồm khoảng 18.309 ha đất chuyên trồng lúa nước, khoảng 8.204 ha đất trồng lúa nước còn lại; khoảng 142 ha đất trồng lúa nương và khoảng 495 ha đất lúa không ổn định (đất lúa và sử dụng vào mục đích khác, đất trồng 1 vụ lúa + trồng màu, đất có năm trồng lúa năm trồng màu, nuôi cá...). Theo tính toán sau năm 2020, dân số của tỉnh sẽ ổn định hoặc tăng chậm, nhu cầu lương thực sẽ ngày càng giảm và được thay thế bằng các nguồn thực phẩm khác. Mặc khác, việc phát triển các ngành nghề kinh tế đòi hỏi cần có một quỹ đất nhất định (trong đó có đất lúa) để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, để đảm bảo an ninh lương thực cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành nghề trên địa bàn tỉnh, định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ giữ diện tích đất lúa ổn định ở mức khoảng 25.150 ha, trong đó, diện tích đất chuyên trồng lúa khoảng 17.590 ha, đất lúa nước còn lại khoảng 7.560 ha. Quy hoạch đất lúa tập trung nhiều nhất tại các huyện: Lạc Sơn (trên 5.750 ha), Kim Bôi (trên 3.790 ha), Lương Sơn (trên 2.770 ha)... 

 

Được biết, những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các nội dung về quản lý và bảo vệ đất lúa, các địa phương trong tỉnh đã duy trì và sử dụng linh hoạt 18.309 ha đất chuyên canh trồng lúa nước 2 vụ /năm, đặt nền tảng vững chắc để đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn. Cùng với cây ngô (có diện tích quy hoạch đến năm 2020 khoảng 41.000 ha), lúa là cây lương thực có hạt chủ lực giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh. Trung bình mỗi năm, hai loại cây trồng này đã cùng đảm nhiệm tốt vai trò với tổng sản lượng đạt trên 36 vạn tấn, duy trì mức bình quân lương thực khoảng 440 kg /người/năm. Chính vì vậy, để tiếp tục đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các nội dung về quản lý và sử dụng đất lúa, tuyệt đối không phá vỡ quy hoạch đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Song song với việc duy trì ổn định diện tích đất lúa, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương cần tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này. Cụ thể, cần đẩy mạnh các giải pháp cơ giới hóa, đổi mới tổ chức sản xuất, tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông, chú trọng ứng dụng tiến bộ KH -KT trong sản xuất nông nghiệp như: canh tác theo hướng VietGAP, sản xuất lúa theo mô hình “3 tăng - 3 giảm”, “1 phải, 5 giảm”, “4 đúng”... Đặc biệt, đối với các huyện trọng điểm quy hoạch đất chuyên canh lúa nước (như Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn...), UBND tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để xây dựng thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho năng suất cao, chất lượng tốt. Có như vậy mới đảm bảo đạt cả “chất” và “lượng” trong quá trình quản lý và sử dụng đất lúa.

 

 

 

                                                                       Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục