Ngân hàng Chính sách - xã hội tỉnh giải ngân các chương  trình vay vốn ưu đãi tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình) tạo nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.

Ngân hàng Chính sách - xã hội tỉnh giải ngân các chương trình vay vốn ưu đãi tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình) tạo nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.

(HBĐT) - Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTG về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

 

Theo đó, ngoài nâng mức chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo đối với tiêu chí về thu nhập còn có các tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản được xác định căn cứ vào các chỉ số đo lường, bao gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế, BHYT, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Việc đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều hướng đến nhận diện hộ nghèo cụ thể, rõ ràng, toàn diện hơn là cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách KT-XH trong giai đoạn 2016-2020.

 

Đồng chí Nguyễn Đức Tuyên, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Triển khai thực hiện đánh giá hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, tỉnh đã kiện toàn, thành lập mới BCĐ tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, tập huấn nghiệp vụ điều tra cho các điều tra viên. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 được áp dụng đối với khu vực nông thôn và thành thị. ở tỉnh ta, khu vực thành thị được xác định là các phường của thành phố Hoà Bình và các thị trấn, các xã trong tỉnh và các xã của thành phố Hoà Bình được áp dụng theo chuẩn đối với khu vực nông thôn. Ngày 13/4/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 968 phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, trong tổng số 209.048 hộ toàn tỉnh có 50.959 hộ nghèo, chiếm 24,38% và 24.568 hộ cận nghèo, chiếm 11,76%.

 

Theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều, hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồngtrở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng - 1 triệu đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900 nghìn đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng - 1,3 triệuđồng và thiếu hụt từ 3 chỉsố đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng - 1 triệu đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉsốđo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng - 1,3 triệu đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

 

Với phương pháp đo lường mới từ đơn chiều sang đa chiều, sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, việc điều tra, xác định hộ nghèo được đánh giá thuận lợi, dễ dàng hơn. ông Đinh Thanh Bình, trưởng xóm Suối Cốc, xã Hoà Sơn (Lương Sơn) cho biết: So với cách tính bình quân thu nhập để xác định hộ nghèo thì phương pháp tính đa chiều dễ làm hơn, trên cơ sở phiếu khảo sát với các tiêu chí cụ thể, điều tra viên chỉ phải đến từng hộ thu thập thông tin, đánh dấu tính điểm cho ra kết quả là hộ nghèo hay không. Qua điều tra xóm có 120 hộ không còn hộ thuộc đối tượng hộ nghèo, còn 2 hộ cận nghèo, giảm 2 hộ cận nghèo so với cách tính chuẩn nghèo bằng thu nhập trước đây. Sau khi có kết quả điều tra tổ chức họp dân, niêm yết công khai, nhân dân đều đồng tình, không có ý kiến gì với kết quả điều tra.

 

Theo bà Trần Thị Xuyên, cán bộ LĐ-TB&XH xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), điều tra hộ nghèo theo chuẩn đa chiều thực hiện nhanh, thuận lợi, rõ ràng hơn cách tính theo tiêu chí thu nhập. Kết quả xác định hộ nghèo cũng mang tính thực chất hơn như hộ nào có tài sản gì, diện tích đất bao nhiêu, việc học tập, giáo dục của các thành viên trong gia đình như thế nào được thể hiện rõ trên phiếu điều tra. Trước đây tính theo tiêu chí thu nhập việc khai thác thu nhập khó, thu nhập không cụ thể chính xác, không khai thác được hết, thậm chí nhiều trường hợp còn giấu thu nhập muốn được xét duyệt hộ nghèo để hưởng chính sách ưu đãi.

 

Đồng chí Nguyễn Đức Tuyên, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho biết thêm: Trong quá trình thực hiện cũng có một số điểm bất hợp lý gây khó khăn cho điều tra như cùng một tài sản có giá trị cao- thấp, nhiều- ít khác nhau nhưng cũng bằng điểm  nhau, một số tài sản được tặng, cho, biếu không xuất phát từ thu nhập vẫn được tính điểm hoặc tài sản của hộ dân vùng hồ (ghe, thuyền) nhưng do tỉnh thuộc khu vực miền núi nên không được thống kê  Nhưng nhìn chung, có thể nói, việc đánh giá hộ nghèo theo chuẩn đa chiều có tính ưu việt, khắc phục những hạn chế của cách đánh giá theo thu nhập trước đây. Quy trình điều tra được thực hiện tương đối chặt chẽ qua 12 bước, chỉ số đo lường chi tiết tính trên cơ sở thang điểm, đầu ra cho kết quả khách quan, phản ánh đúng thực tế đời sống của người dân theo từng vùng, miền.

 

Từ kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, với những chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân là cơ sở để các cấp chính quyền có những giải pháp phù hợp, xây dựng đề án giảm nghèo cho từng vùng, khu vực và mỗi địa phương, đảm bảo các chính sách được thực hiện và phát huy hiệu quả.

 

 

                                                                                     Hà Thu

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục