Các em nhỏ miệt mài, say đắm với từng làn điệu dân ca tại lớp học ở phố cổ Hội An.

Các em nhỏ miệt mài, say đắm với từng làn điệu dân ca tại lớp học ở phố cổ Hội An.

Hội An đẹp không chỉ vì phố cổ, chùa Cầu, không chỉ bởi ánh đèn lồng lấp lánh, bài chòi, hoa đăng… mà còn bởi một điều rất đặc biệt.

 

 Đó là một lớp dạy nhạc dành cho những người yêu thích các làn điệu dân ca xứ Quảng. Hằng đêm, trước văn phòng hướng dẫn tham quan phố cổ (số 106 Bạch Đằng), những làn điệu ấy lại được cất lên rất đỗi ngọt ngào, vui tươi thu hút ánh nhìn của nhiều du khách…

Ghé thăm lớp học vào một buổi tối cuối tuần, tôi cảm thấy bất ngờ và thích thú với những gì đang hiện hữu trước mắt. Hơn mười em nhỏ khoảng 7-14 tuổi đang say mê cất cao giọng hát đầy ngọt ngào, sâu lắng. Được biết, đây là một trong những hoạt động nằm trong đề án “Phố đêm” do Trung tâm VH-TT TP Hội An thực hiện. Trong đó, lĩnh vực âm nhạc bao gồm lớp dân ca và lớp hợp xướng. 

Lớp trưởng Nguyễn Doãn Minh Tâm (12 tuổi, phường Cẩm Nam) chia sẻ: “Trước đây em đã từng được nghe nói nhiều về lớp học này, rồi khi nghỉ hè thì em được mẹ dẫn đến xem. Sau đó em bắt đầu xin mẹ cho theo các thầy cô học nhạc”. 

Theo lời kể của Tâm, từ khi bắt đầu theo học ở lớp này, em được thầy cô chỉ dạy rất nhiều về các làn điệu: xàng xê, xuân nữ, hò Quảng và hò khoan. Quả thật, đến khi mình mắt thấy tai nghe thì mới thấy được các học viên ở lớp học này đúng là những “giọng vàng” của thành phố bên bờ sông Hoài sau này.

Có một điều đặc biệt ở lớp dạy nhạc dân ca phố Hội đó chính là phạm vi đối tượng không bị hạn chế. Bất kỳ ai yêu thích loại hình âm nhạc này đều có thể ghé thăm và thử sức với những làn điệu thú vị tại đây. 

Chị Trần Thị Thu Ly, giáo viên dạy hát, cho biết: Kể từ khi được mở vào năm 2009, đến nay lớp học đã thu hút được rất nhiều người tham gia, đặc biệt là các em nhỏ. Bắt đầu từ 7h – 9h tối các ngày trong tuần, lớp chia làm 2 nhóm và bắt đầu cho các em học hát và chép lời. Không dừng lại đó, vào năm học thì Trung tâm VH-TT cũng phối hợp với Phòng Giáo dục TP Hội An dạy hát dân ca cho các em học sinh cấp II với thời lượng 2 tiết/tuần. Cứ thế, mỗi năm lại có hai trường học được lựa chọn làm địa điểm để cho các em được tiếp cận với loại hình này.

Với 4 giáo viên dạy hát và 2 người chơi nhạc, mỗi đêm tại góc phố nhỏ cạnh bên chùa Cầu lại vang lên những nốt nhạc đầy tâm huyết. Có một lần ghé đến và thử ngồi xuống, học vài lời và thử hát cùng các em thì mới cảm nhận được cái tâm tình ẩn sâu trong từng câu hát, mới thấy yêu những làn điệu dân ca và quý những người đã miệt mài với công tác giảng dạy ở nơi này ròng rã suốt bảy năm trời. 

Những giá trị của các làn điệu dân ca truyền thống từ bao đời nay là không thể phủ nhận. Có lẽ vì nhịp sống hối hả và hiện đại hóa đã dần khiến cho con người ít có thời gian để chú ý nhiều đến nó. Bởi vậy, những lớp học “truyền khẩu” như thế này dường như là biện pháp tốt nhất để có thể truyền thụ được một cách rõ ràng, sâu sắc nhất những tinh hoa âm nhạc truyền thống mang lại.   

 

                                                                        Theo Dân Việt

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục