Các em nhỏ miệt mài, say đắm với từng làn điệu dân ca tại lớp học ở phố cổ Hội An.

Các em nhỏ miệt mài, say đắm với từng làn điệu dân ca tại lớp học ở phố cổ Hội An.

Hội An đẹp không chỉ vì phố cổ, chùa Cầu, không chỉ bởi ánh đèn lồng lấp lánh, bài chòi, hoa đăng… mà còn bởi một điều rất đặc biệt.

 

 Đó là một lớp dạy nhạc dành cho những người yêu thích các làn điệu dân ca xứ Quảng. Hằng đêm, trước văn phòng hướng dẫn tham quan phố cổ (số 106 Bạch Đằng), những làn điệu ấy lại được cất lên rất đỗi ngọt ngào, vui tươi thu hút ánh nhìn của nhiều du khách…

Ghé thăm lớp học vào một buổi tối cuối tuần, tôi cảm thấy bất ngờ và thích thú với những gì đang hiện hữu trước mắt. Hơn mười em nhỏ khoảng 7-14 tuổi đang say mê cất cao giọng hát đầy ngọt ngào, sâu lắng. Được biết, đây là một trong những hoạt động nằm trong đề án “Phố đêm” do Trung tâm VH-TT TP Hội An thực hiện. Trong đó, lĩnh vực âm nhạc bao gồm lớp dân ca và lớp hợp xướng. 

Lớp trưởng Nguyễn Doãn Minh Tâm (12 tuổi, phường Cẩm Nam) chia sẻ: “Trước đây em đã từng được nghe nói nhiều về lớp học này, rồi khi nghỉ hè thì em được mẹ dẫn đến xem. Sau đó em bắt đầu xin mẹ cho theo các thầy cô học nhạc”. 

Theo lời kể của Tâm, từ khi bắt đầu theo học ở lớp này, em được thầy cô chỉ dạy rất nhiều về các làn điệu: xàng xê, xuân nữ, hò Quảng và hò khoan. Quả thật, đến khi mình mắt thấy tai nghe thì mới thấy được các học viên ở lớp học này đúng là những “giọng vàng” của thành phố bên bờ sông Hoài sau này.

Có một điều đặc biệt ở lớp dạy nhạc dân ca phố Hội đó chính là phạm vi đối tượng không bị hạn chế. Bất kỳ ai yêu thích loại hình âm nhạc này đều có thể ghé thăm và thử sức với những làn điệu thú vị tại đây. 

Chị Trần Thị Thu Ly, giáo viên dạy hát, cho biết: Kể từ khi được mở vào năm 2009, đến nay lớp học đã thu hút được rất nhiều người tham gia, đặc biệt là các em nhỏ. Bắt đầu từ 7h – 9h tối các ngày trong tuần, lớp chia làm 2 nhóm và bắt đầu cho các em học hát và chép lời. Không dừng lại đó, vào năm học thì Trung tâm VH-TT cũng phối hợp với Phòng Giáo dục TP Hội An dạy hát dân ca cho các em học sinh cấp II với thời lượng 2 tiết/tuần. Cứ thế, mỗi năm lại có hai trường học được lựa chọn làm địa điểm để cho các em được tiếp cận với loại hình này.

Với 4 giáo viên dạy hát và 2 người chơi nhạc, mỗi đêm tại góc phố nhỏ cạnh bên chùa Cầu lại vang lên những nốt nhạc đầy tâm huyết. Có một lần ghé đến và thử ngồi xuống, học vài lời và thử hát cùng các em thì mới cảm nhận được cái tâm tình ẩn sâu trong từng câu hát, mới thấy yêu những làn điệu dân ca và quý những người đã miệt mài với công tác giảng dạy ở nơi này ròng rã suốt bảy năm trời. 

Những giá trị của các làn điệu dân ca truyền thống từ bao đời nay là không thể phủ nhận. Có lẽ vì nhịp sống hối hả và hiện đại hóa đã dần khiến cho con người ít có thời gian để chú ý nhiều đến nó. Bởi vậy, những lớp học “truyền khẩu” như thế này dường như là biện pháp tốt nhất để có thể truyền thụ được một cách rõ ràng, sâu sắc nhất những tinh hoa âm nhạc truyền thống mang lại.   

 

                                                                        Theo Dân Việt

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục