Bức “Vườn chuối” của Nguyễn Sáng treo tại triển lãm

Bức “Vườn chuối” của Nguyễn Sáng treo tại triển lãm "Những bức tranh trở về từ Châu Âu"

Triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” kết thúc chiều tối ngày 21-7, không có quyết định khởi tố của cơ quan chức năng; bảo tàng không giữ lại 17 bức tranh được cho là giả và mạo danh.

 

Mặc dù Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM đã kết luận toàn bộ 17 bức tranh trong bộ sưu tập “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” của ông Vũ Xuân Chung (vừa triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM) đều là tranh giả và mạo danh tác giả, nhưng vẫn mở cửa triển lãm đến hết ngày 21-7, theo ý kiến củaBan giám đốc Bảo tàng là để đón nhận ý kiến nhiều chiều từ người xem. Cũng vì thế, dư luận và công chúng càng thêm hoang mang lo lắng bởi những bức tranh giả vẫn được treo đàng hoàng trong phòng triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM

Chiều tối ngày 21-7, người đại diện của sàn đấu giá tranh Christie’ s Hồng Kông đã gửi email xác nhận ông Jean François Hubert là chuyên gia về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hồng Kông và là tác giả của 10 ấn phẩm trong thể loại này. Tuy nhiên, hãng này cho biết họ không có lời bình luận nào về triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” và cũng không thể chịu trách nhiệm gì về triển lãm tranh diễn ra tại Việt Nam.

Cũng trong chiều tối ngày 21-7, ông Trịnh Xuân Yên – PGĐ Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cho biết phía bảo tàng đã làm việc với cơ quan an ninh nhưng bên an ninh nói chưa có quyết định khởi tố nên không có lý do để tạm giữ tài sản công dân để điều tra. Phía bảo tàng cho biết, theo hợp đồng triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu" đến cuối ngày 21.7 là kết thúc, vì vậy, ngày 22-7, ông Chung sẽ dọn tranh đi. Trừ trường hợp cơ quan an ninh quyết định tạm giữ,còn phía bảo tàng chỉ có trách nhiệm lập biên bản việc chủ bộ sưu tập mang tranh ra khỏi bảo tàng mà thôi.

 Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi, với hiện trạng bộ tranh mà các hoạ sĩ và nhà nghiên cứu mới chỉ nhìn qua là đã biết tranh giả thì không thể nào dễ dàng lọt qua mắt các nhà chuyên môn của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM để nghiễm nhiên treo triển lãm?

 Trong bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung có bức “Ba cô gái” của Dương Bích Liên nhưng theo ý kiến của các hoạ sĩ, bức này đã được chép lại và đổi tên, trong nguyên bản là "Mùa xuân thiếu nữ"

 

Đây cũng không phải lần đầu tiên Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM bị rơi vào sự cố kiểu này. Hoạ sĩ Trịnh Cung cho biết năm 1996, trong một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em đã phát hiện người làm tranh cố tình ký giả tên mình và phản ánh tới báo chí. Chẳng lẽ Ban giám đốc Bảo tàng cứ mỗi lần để xảy ra sai phạm lại xin lỗi là xong?

Ở Việt Nam chưa hề có tiền lệ giải quyết những vụ tương tự, cho nên sau ồn ào, sự việc sẽ lại rơi vào quên lãng? Những bức tranh giả sẽ lại tiếp tục được mang ra giao dịch bình thường mà không có bất cứ cơ quan giám sát, quản lý nào?

 

                                                                       Theo NLĐ

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục