Hiện tại, hầu hết các phòng chức năng của Nhà Thiếu nhi tỉnh  trong tình trạng thiếu trang thiết bị và không đúng quy cách  đối với từng bộ môn năng khiếu.

Hiện tại, hầu hết các phòng chức năng của Nhà Thiếu nhi tỉnh trong tình trạng thiếu trang thiết bị và không đúng quy cách đối với từng bộ môn năng khiếu.

(HBĐT) - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí; duy trì các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, CLB và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện tạo môi trường giáo dục thiếu nhi phát triển... Nhà Thiếu nhi tỉnh được biết đến là nơi ươm mầm những tài năng nhí. Vì cả tỉnh có 1 nhà thiếu nhi, tuy nhiên quá trình hoạt động còn gặp không ít khó khăn vì sự quan tâm, đầu tư chưa thỏa đáng.

 

Đến với Nhà thiếu nhi tỉnh khi cô và trò vừa trở về từ Fastival các Nhà thiếu nhi toàn quốc tại tỉnh Khánh Hòa. Hân hoan, hứng khởi, đó là cảm xúc được biểu lộ rõ trên gương mặt chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh. Bởi ra quân đợt này đoàn tiếp tục gặt hái thành công với giải A toàn đoàn.

 

Chị Lan nhấn mạnh: Thành công này được tạo dựng bởi sự đam mê và lòng nhiệt huyết. Nói vậy, bởi từ nhiều năm qua, Nhà thiếu nhi tỉnh luôn trong cảnh thiếu thốn trăm bề: thiếu cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy và cả nguồn kinh phí dành cho các hoạt động. Thiếu nhưng không để yếu, bám sát nội dung hướng dẫn của Tỉnh Đoàn, Nhà thiếu nhi tỉnh luôn duy trì thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu, hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp hoạt động Đội cho đội ngũ giáo viên là Tổng phụ trách Đội; BCH liên chi Đội; Đội nghi thức nhằm góp phần xây dựng công tác Đội và phong trào thiếu nhi của  tỉnh ngày càng vững mạnh.

 

Xác định rõ tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao là việc làm cần thiết, trong những năm qua, Nhà thiếu nhi tỉnh luôn duy trì tốt các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu như: Tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc, tin học, kỹ năng sống, luyện chữ đẹp, cờ vua, đàn Ocgan. Đồng thời thường xuyên duy trì khoảng 25 CLB, trong  đó lĩnh vực thể thao có các CLB: Bóng đá thiếu niên, bóng rổ; bóng  bàn, võ thuật. ở lĩnh vực văn hóa, văn nghệ có các CLB: phóng viên nhỏ,  khiêu vũ, tiếng Anh, mỹ thuật, tin học, bạn đọc,  thời trang, kỹ năng sống, bạn yêu âm nhạc... Với các hoạt động: hội thảo, thuyết trình, triển lãm, kể chuyện, biểu diễn nghệ thuật, xem phim màn ảnh rộng, giao lưu văn hóa với khách quốc tế... các CLB thực sự tạo được sân chơi hữu ích cho thanh, thiếu niên. Tại đây, các em nhỏ có cơ hội được thực hành, nâng cao thể chất và thể hiện năng khiếu của mình.

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc và phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh, Nhà thiếu nhi tỉnh còn thành lập và duy trì thường xuyên CLB cồng chiêng với 20 thành viên tham gia. Với CLB Quyền trẻ em, CLB Phóng viên nhỏ đã góp phần tích cực tuyên truyền, giáo dục kỹ năng bảo vệ, phòng, chống tai nạn thương tích, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em theo Công ước Quốc tế và Luật Bảo vệ trẻ em.

 

Với những chương trình hoạt động thiết thực, bổ ích, Nhà thiếu nhi là ngôi nhà chung của tuổi thơ, mỗi nằm đón hàng vạn lượt trẻ em đến học tập, vui chơi. Tại đây, các em được hoà mình vào các trò chơi dân gian , được tham gia vào các sân chơi trí tuệ như: Rung chuông vàng, chúng em là đại biểu Quốc hội...

 

Thường xuyên đưa con đến học tập sinh hoạt ở Nhà thiếu nhi tỉnh, chị Liên, phường Phương Lâm và một số phụ huynh bày tỏ: Con em chúng tôi được tham gia sinh hoạt ở Nhà thiếu nhi tỉnh là điều may mắn. Bởi tại đây, các con được bồi dưỡng thêm kiến thức ở các bộ môn năng khiếu, văn hóa, nghệ thuật và thể thao theo sở thích... Thế nhưng, nhìn vào hệ thống cơ sở vật chất,  trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập cũ kỹ quá, đến mức phải chắp vá, tận dụng cũng cảm thấy bùi ngùi. Mong thời gian tới, các cấp, các ngành hữu quan có sự quan tâm đúng mức để Nhà thiếu nhi tỉnh xứng đáng hơn với cái tên “Nơi ươm mầm những tài năng nhí” vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

 

 

                                                                      Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục