Lễ đập thùng rượu thể hiện tình hữu nghị Việt-Nhật.

Lễ đập thùng rượu thể hiện tình hữu nghị Việt-Nhật.

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật 2016 có sự góp mặt của 62 đoàn khách Nhật Bản, trong đó có hơn 25 đoàn nghệ thuật.

 

Với chủ đề “Kết nối mối lương duyên”, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt- Nhật 2016 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 29 - 31/7/2016 với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách.

 

Đây là hoạt động thường niên lần thứ 3 được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa Nhật Bản đến người dân TP Đà Nẵng cũng như đưa hình ảnh, văn hóa của thành phố bên bờ sông Hàn đến với người dân Nhật Bản và du khách.

 

Ngoài các hoạt động thương mại, văn hóa, giao lưu nghệ thuật đặc sắc của hai quốc gia, Lễ hội năm nay qui mô gồm 75 gian hàng giới thiệu hải sản Nhật Bản của thành phố Kushiro- vùng Hokkaido, văn hóa- ẩm thực Nagasaki, nghệ thuật làm diều của thành phố Mitsuke; giới thiệu du lịch các thành phố Yokohama, Narita, Sakai... cùng các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản có quan hệ hợp tác với TP Đà Nẵng và các trường Nhật ngữ trên địa bàn.

    Tiết mục nhảy liên khúc Taiko odori và biểu diễn trống của Trung tâm Nhật ngữ Sakura.

 

Năm nay, lễ hội có sự góp mặt của 62 đoàn khách Nhật Bản, trong đó có hơn 25 đoàn nghệ thuật. Ông Tomioka Tsutomu, Hạ nghị sĩ, Phó Chánh Văn phòng Nội các, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Văn hóa Thể thao và Khoa học công nghệ Nhật Bản, kiêm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Nhật Nagasaki mong rằng, thông qua Lễ hội giao lưu văn hóa Việt- Nhật lần này mối quan hệ hữu nghị của hai nước nói chung, thành phố Đà Nẵng và các thành phố của nước bạn sẽ đạt một bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực trong tương lai.

 

Ông Tomioka Tsutomu nói: “Tôi rất vui mừng khi mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt là mối quan hệ lâu đời giữa thành phố Đà Nẵng và Nagasaki đang phát triển ngày càng rực rỡ. Tiếp nối Con đường Tơ lụa trong lịch sử, tôi hy vọng nhân dân thành phố Đà Nẵng sẽ đến Nagasaki và Nhật Bản, ngược lại chúng tôi cũng sẽ tiếp nối lịch sử sang Đà Nẵng giao thương và học hỏi”./.

 

                                                                                 

                                                                            Theo VOV

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục