Những bức tượng của Indonesia và trò chơi dân gian tương tự ô ăn quan.

Những bức tượng của Indonesia và trò chơi dân gian tương tự ô ăn quan.

Sáng 3-8, tại Bảo tàng Phụ nữ Hà Nội, triển lãm và giao lưu “ASEAN – Sắc màu văn hóa” đã chính thức khai mạc với đông đảo đại diện từ chín nước trong khu vực gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái-lan, Lào, Cam-pu-chia, Philippines, Singapore và chủ nhà Việt Nam.

 

Triển lãm “ASEAN – Sắc màu văn hóa” được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội lần đầu tiên phối hợp tổ chức để kỉ niệm 49 năm thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), 20 năm Hội LHPN VN gia nhập Liên đoàn các Tổ chức Phụ nữ ASEAN (ACWO) và 1 năm thành lập Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.

Bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bày tỏ, Cuộc Giao lưu và Triển lãm “ASEAN – sắc màu văn hóa” sẽ góp thêm một tiếng nói của phụ nữ ASEAN thể hiện mong muốn về một Cộng đồng vừa đa dạng vừa thống nhất, một ASEAN đang cùng với thế giới hướng tới hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là các mục tiêu về bình đẳng giới và xây dựng xã hội hòa bình. “Qua triển lãm này, chúng ta sẽ có cơ hội khám phá, hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc của mỗi nước thành viên ASEAN, trong đó luôn có hình ảnh người phụ nữ và những đóng góp tích cực của họ đối với sự phát triển của đất nước, của cộng đồng” – bà Bùi Thị Hòa nói.

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) chia sẻ: “Cuộc triển lãm ngày hôm nay với hình ảnh đất nước, con người cùng những sản phẩm đậm đà bản sắc của từng thành viên ASEAN là bức tranh sống động về các sắc màu văn hóa đa dạng, kết tinh nên tinh hoa độc đáo của Đông Nam Á trường tồn cùng thời gian. Chúng ta rất tự hào là chính những người phụ nữ ASEAN với đôi bàn tay khéo léo và tài hoa là tác giả của nhiều hiện vật và sản phẩm đó. Đồng thời, là người mẹ, người vợ, người chị, người em tạo dựng và nuôi dưỡng nên tình cảm và nhận thức đầu đời của các thế hệ, phụ nữ ASEAN từng bước đóng góp vào kết nối con người, biến giấc mơ Cộng đồng ASEAN thành hiện thực”.

Tại triển lãm, các thành viên đã giới thiệu những nét văn hóa độc đáo nhất của đất nước mình, như hình ảnh các vũ điệu dân gian, trang phục truyền thống, trang phục cưới, những hình ảnh tiêu biểu của dân tộc, hình ảnh phong cảnh, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, một số đồ chơi dân gian… Có những điều thú vị mà người đến xem triển lãm có thể tự khám phá, như một số trò chơi dân gian của các nước Đông Nam Á khá giống nhau, tương tự như trò ô ăn quan của Việt Nam…

Triển lãm diễn ra từ nay đến hết ngày 17-8.

 

 

                                                                          Theo Nhandan

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục