(HBĐT) - Thanh Nông (Lạc Thủy) là xã đầu tiên và cũng là duy nhất của tỉnh từng vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi vì đã hăng hái diệt giặc dốt, tiên phong thanh toán nạn mù chữ, trở thành điểm sáng nổi bật trong thực hiện phong trào bình dân học vụ những năm 1945 - 1960. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, ngày nay, tinh thần hiếu học vẫn luôn được lưu truyền qua các thế hệ những người con nơi đây, giống như một ngọn đuốc vẫn luôn âm ỉ cháy và bất diệt.

 

Bức thư vô giá của Bác Hồ đang được trân trọng lưu giữ tại UBND xã Thanh Nông. Nội dung viết:

 “Gửi đồng bào xã Thanh Nông.

Tôi rất vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi đồng bào và nam, nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông.

Xã Thanh Nông có cái vinh hạnh là xã đầu tiên trong huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ.

Tôi khuyên đồng bào cố gắng học thêm và hăng hái xung phong thi đua ái quốc để diệt giặc đói và giặc ngoại xâm cũng như đồng bào đã hăng hái diệt giặc dốt vậy.

Tôi lại mong đồng bào các xã khác trong tỉnh Hòa Bình cố gắng thi đua với xã Thanh Nông làm cho tỉnh ta tiến bộ vẻ vang và mau chóng.

 Chào thân ái và quyết thắng.

Tháng 11/1948. Hồ Chí Minh”.

 

Đó là lời động viên vô giá dành cho các “chiến sỹ diệt dốt” của Hòa Bình những năm đầu quyết tâm cùng cả nước “chống nạn thất học”. Được biết, trước đó, ngày 3/9/1945 - tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6 việc cấp bách phải giải quyết, trong đó có việc chống nạn mù chữ. 5 ngày sau, Người ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chỉ đạo chăm lo việc học cho nông dân, thợ thuyền và tất cả những người chưa biết chữ. Ngay sau đó, Người ra lời kêu gọi cả nước chống nạn thất học: “Diệt giặc dốt như diệt giặc Pháp, dốt nát cũng là tên địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm.

 

 

Ông Đào Thanh Tuấn (trái) và lãnh đạo UBND xã Thanh Nông (phải) trân trọng lưu giữ những tài liệu về truyền thống hiếu học của người dân địa phương trong những năm đầu cả nước thi đua chống nạn mù chữ.

 

Sau 3 năm, 2 tháng tích cực làm theo lời kêu gọi cả nước chống nạn thất học, xã Thanh Nông (lúc bấy giờ thuộc huyện Lương Sơn) đã thanh toán xong nạn mù chữ sớm nhất huyện, trở thành điểm sáng nổi bật trong phong trào thi đua “diệt giặc dốt” của tỉnh Hòa Bình và vinh dự nhận được thư khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Noi gương xã Thanh Nông, các địa phương trong tỉnh đã hăng hái thi đua diệt giặc dốt, phong trào bình dân học vụ phát triển mạnh mẽ. Kết quả là sau 13 năm xã Thanh Nông được nhận thư khen của Hồ Chủ tịch, đến tháng 1/1961, tỉnh Hòa Bình vinh dự được Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi thư khen ngợi với tư cách là tỉnh miền núi đầu tiên trong cả nước đã xóa xong nạn mù chữ. Như Bác viết, đó thực sự là “một thắng lợi vẻ vang”.

 

Ông Đào Trung Tuấn,  Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thanh Nông tâm sự: Mặc dù vào cái thời bình dân học vụ cả nước hăng hái “diệt giặc dốt”, tôi còn rất nhỏ nhưng sau này, hơn 40 năm công tác trong ngành giáo dục tại một xã khó khăn và giàu truyền thống như Thanh Nông đã giúp tôi thấm thía bức thư của Bác có ý nghĩa đặc biệt đến thế nào đối với “đồng bào và nam, nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông” hồi đó. Sau này, trải nghiệm quý báu trong những năm trực tiếp tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học và bổ túc văn hóa cho người dân địa phương giúp một thầy giáo làng như tôi hiểu được sâu sắc thế nào là thắng lợi vẻ vang và niềm vui khôn tả khi xóa được nạn mù chữ trong nhân dân.

 

ông Tuấn khẳng định: Là xã còn  nhiều khó khăn như Thanh Nông, mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện đầu tư cho   giáo dục còn hạn chế nhưng chúng tôi tự hào về chất lượng giáo dục, thể hiện trong chất lượng đội ngũ giáo viên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi các cấp, không có học sinh bỏ học... Có thể nói, đối với nhiều thế hệ người con xã Thanh Nông, bức thư của Bác Hồ như một ngọn đuốc thắp sáng tinh thần hiếu học và tiếp thêm động lực để xã triển khai thực hiện tốt các chương trình GD &ĐT, nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Đây là cách thiết thực nhất cho thấy chúng tôi đang gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.

         

 

                                                          THU TRANG

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục