(HBĐT)-Ngày 1/9, Sở VH-TT&DL đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo TU, cùng các đồng chí lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh.

 

Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH, TT&DL tỉnh, chụp ảnh cùng các tác giả có tác phẩm đạt giải .

 

Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm tỉnh Hòa Bình năm 2016 được phát động từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2016, nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của các tổ chức, cá nhân, nghệ nhân, nghệ sỹ để sáng tác những mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch độc đáo, hấp dẫn phục vụ sản xuất, xuất bản đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế khi đến Hòa Bình. Đồng thời khuyến khích việc duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

 

Sau 5 tháng phát động, đã có 21 đơn vị, cá nhân tham gia với tổng số 86 mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm du lịch gửi về dự thi. Trong đó, sản phẩm quà tặng, du lịch có 73 mẫu của 16 đơn vị tập thể, cá nhân tham gia; ấn phẩm lưu niệm du lịch có 13 mẫu của 5 đơn vị, cá nhân tham gia. Các mẫu sản phẩm, ấn phẩm khá đa dạng và phong phú về thể loại và chất liệu như: thổ cẩm, mây tre đan, gỗ, đồ đồng, đồ gốm, thuỷ tinh pha lê… Tuy nhiên, số lượng tác phẩm tham gia dự thi chưa nhiều, nhất là thể loại ấn phẩm du lịch và chưa có được các tác phẩm thật sự độc đáo, nổi bật mang đậm bản sắc của văn hoá Hoà Bình, nhất là đối với các ấn phẩm lưu niệm du lịch.

 

Kết quả, BTC đã đã cấp giấy chứng nhận, giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm đạt giải. Về sản phẩm, quà tặng lưu niệm du lịch: 1 giải nhất: tác phẩm “Lịch Mường để bàn” của tác giả Trần Duy Hưng, phường Thái Bình (TPHB), 2 giải nhì: tác phẩm“Chiêng Mường” của tác giả Bùi Thanh Bình, Bảo tàng Di sản Văn hoá Mường và tác phẩm “Bộ sản phẩm khăn trải bàn, lót đĩa, lót cốc” của HTX Dệt thổ cẩm, xã Chiềng Châu (Mai Châu), 3 giải ba: tác phẩm “Mô hình nhà sàn” của tác giải Nguyễn Văn Thực, phường Thái Bình (TPHB); tác phẩm “Chuông gió lịch Mường” của tác giải Trần Thị Thu Huyền, phường Thái Bình (TPHB); tác phẩm “Tượng gốm cô gái Mường đánh Chiêng” của tác giả Nguyễn Thị Thu Giang, Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và 10 giải khuyến khích.

 

Về ấn phấm lưu niệm du lịch: 2 giải nhì: “Quê hương, con người Hoà Bình” của tác giả Bùi Thị Loan, Trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình;  “Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình” của tác giả Nguyễn Thị Thảo, Trung tâm Dịch vụ du lịch - Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, 3 giải ba: “Chiêng Mường” của tác giả Bùi Thanh Bình, Bảo tàng Di sản Văn hoá Mường; “Du lịch Hoà Bình” của tác giả Hoàng Lai, phường Phương Lâm (TPHB); “Người H’Mông ở Hang Kia – Pà Cò” của tác giả Bùi Thanh Bình, Bảo tàng Di sản Văn hoá Mường và 4 giải khuyến khích.

 

Phát biểu tại buổi lễ trao thưởng, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những tác phẩm mà các tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu sản phẩm mang nhiều ý nghĩa trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh. Đối với những tác phẩm đạt giải, BTC sẽ báo cáo Tỉnh uỷ xem xét, lựa chọn ra tác phẩm ấn phẩm có ý nghĩa nhất để làm quà tặng trong dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh hoà Bình và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hoà Bình năm 2016. Đồng thời cũng mong muốn các tác giả, nghệ nhân sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tác thêm nhiều mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm, góp phần phát triển các nghề truyền thống tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và để quảng bá du lịch Hoà Bình đến du khách trong nước và quốc tế.

 

                  

                                                                                    

                                                                            Đỗ Hà

 

 

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục