(HBĐT) - Dự án hạ tầng kỹ thuật khu đa chức năng Quỳnh Lâm (Khu đa chức năng Quỳnh Lâm) được thiết kế bởi Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam do kiến trúc sư Bùi Quốc Dũng, người con của Hòa Bình làm chủ nhiệm được xây dựng mang đậm nét thiên nhiên, văn hóa và con người Hòa Bình kết hợp với nét hiện đại riệng biệt. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh phục vụ Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới đây.

Dự án khu Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm đã cơ bản hoàn thành phục vụ Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh. ảnh: Không gian phát triển đô thị TP Hòa Bình.

                                                                          Ảnh: P.V

 

Kiến trúc sư Bùi Quốc Dũng, Chủ nhiệm, tác giả dự án cho biết: Khu đa chức năng Quỳnh Lâm là một khu phức hợp các công trình công cộng về chính trị, văn hóa, góp phần tạo nên diện mạo mới cho đô thị Hòa Bình. ý tưởng công trình khai thác dựa trên đặc trưng “Đồi núi, nước và văn hóa” được khai thác một cách tốt nhất cho không gian quảng trường nhằm gắn kết các hoạt động với vị trí và tập quán sinh sống của đồng bào các dân tộc. Mặt khác, quảng trường kết hợp với công viên nhằm tạo nên không gian phù hợp với khí hậu và tạo môi trường, cảnh quan cho thành phố Hòa Bình. Phương án kiến trúc và kỹ thuật của dự án về không gian văn hóa cồng chiêng kết hợp với núi rừng Hòa Bình là ý tưởng chủ đạo. Trong đó, quảng trường là không gian chính, nổi bật  đáp ứng các yếu tố kỹ thuật  khi có sự kiện chính trị, văn hóa (diễn ra không thường xuyên) và đồng thời có không gian của công viên phục vụ người dân (diễn ra thường xuyên). Tổng thể quảng trường là một không gian thống nhất với hai trục không gian giao cắt tại trung tâm tạo nên một không gian liên hoàn, tiện nghi với điểm nhấn là công trình công cộng và khu cây xanh tạo nên một không gian mở sinh động.

 

Dự án đã khai thác sâu về yếu tố văn hóa bởi văn hoá Hoà Bình là một nền văn hóa đa dân tộc, trong đó, dân tộc Mường chiếm hơn 60% dân số. Văn hoá Mường và những nền văn hoá khác đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn hoá Hoà Bình. Bản sắc văn hoá Hoà Bình bao gồm: Văn hoá trống đồng, văn hoá chiêng, các trường ca, văn hoá ăn, ở, mặc cùng các loại hình văn hoá khác. Cồng chiêng tham gia hầu hết vào mọi sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng như hội xắc bùa, lễ cưới, lễ tang, cuộc đi săn, kéo gỗ, mừng nhà mới, hội xuống đồng, khi thiên tai địch hoạ. Đặc biệt, trong lễ hội mùa xuân ở Hoà Bình thường có những phường chiêng đi chúc Tết các gia đình. Trong sinh hoạt dân gian nổi lên lễ di?n xướng trường ca Đẻ đất- đẻ nước, vừa diễn tả, giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người, muôn loài với quan niệm linh thiêng đầy chất huyền thoại. Đối với người Mường Hòa Bình, di sản văn hóa chiêng Mường là một di sản văn hóa rất đặc biệt. Nó được trao truyền, gìn giữ từ xưa cho đến nay. Đó chính là tài sản văn hóa gắn kết đời sống của cộng đồng. Ngoài ra còn có các yếu tố mang  bản sắc đặc trưng núi rừng Hoà Bình như: đồi núi, nhà sàn, vải thổ cẩm, trống đồng, kỹ thuật trồng lúa nước trên các chân ruộng bậc thang.

Về  không gian quảng trường, trên cơ sở lấy trục đường Chi Lăng kéo dài là trục không gian chính hướng vào trung tâm quảng trường. Trục không gian thứ 2 là đường quy hoạch có mặt cắt 30 m đi qua chính giữa khu đất vuông góc với trục không gian thứ nhất. Trục đường này đi giữa khu đất kết hợp làm trục đường diễu binh, diễu hành khi có sự kiện lớn diễn ra. Hai trục không gian giao cắt với nhau tại trung tâm quảng trường tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ không gian của khu đất. Quảng trường trung tâm được thiết kế hài hoà cùng không gian xung quanh với hình lục giác, hai hồ nước hai bên có đài phun nước và hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo với các màu sắc ánh sáng khác nhau có thể thay đổi theo từng chủ đề.

 

Khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm gồm 3 khu vực chính gồm: Khu lễ đài dành cho các đoàn đại biểu khi có sự kiện lớn diễn ra. Khu sân trung tâm đa chức năng. Khu cây xanh, mặt nước tạo cảnh quan cho khu vực trung tâm đa chức năng với tổng diện tích 76.722 m2. Trong đó, khu lễ đài là điểm nhấn của quảng trường được tạo nên trên khu đất đắp cao tạo cảnh núi rừng gắn với thiên nhiên cảnh sắc của Hòa Bình. Bậc ngồi của khán đài được thiết kế kết hợp với trồng cây cảnh xén tỉa, mặt bậc ốp đá granit, thành bậc xếp đá tự nhiên và các bậc khán đài chuyển hóa dần thành các ruộng bậc thang. Khi không có sự kiện thì các bậc khán đài có thể xếp thêm các chậu cây cảnh và có thể linh hoạt xếp thành các cụm cây cảnh ở vị trí khác và thay thế bằng bàn ghế khi có sự kiện diễn ra. Theo đó, toàn bộ khu lễ đài không có cảm giác khô cứng như khán đài sân vận động. Trọng tâm của lễ đài là biểu tượng, tượng trưng cho 6 dân tộc, bao gồm Mường, Thái, Kinh, Dao, Tày và Mông ở tỉnh và các yếu tố văn hóa, đời sống của các dân tộc Hòa Bình, đặc biệt là văn hóa chiêng của người Mường.  Biểu tượng có 6 cột tạo nên hình tượng như khung nhà sàn của các dân tộc cũng là hình tượng của chữ “NHâN” mỗi cột đại diện cho 1 dân tộc chính sinh sống tại tỉnh. Hình chiêng cách điệu trên nền hoa sao với khung hình vuông. Khái quát biểu tượng cũng có ý nghĩa “ THIêN- ĐịA- NHâN’’.

 

Phía dưới khán đài là khu hầm kỹ thuật diện tích khoảng 600 m2  khi có sự kiện phục vụ đón tiếp các đại biểu, có phòng chờ, khu vệ sinh, khu kỹ thuật điện, nước, kho, quản lý quảng trường và các công trình phụ trợ cần thiết đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh.    Tiếp đến là khu vực sân quảng trường gồm: tuyến diễu hành, sân nghi lễ. Sân nghi lễ được tạo hình bằng các ô cỏ rộng 10 m2. Trồng cỏ lá tre mang đường nét như cạp váy của các cô gái Mường tạo cảm giác xanh mát, sinh động. Hệ thống giao thông, cảnh quan cũng được tổ chức hợp lý để phục vụ các sự kiện lớn và đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, dạo chơi của người dân. Cuối cùng là khu vực cây xanh được thiết kế hài hoà với không gian xung quanh. Hai hồ nước hai bên có đài phun nước và hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo với các hiệu quả màu sắc ánh sáng khác nhau có thể thay đổi theo    từng chủ đề, sự kiện tổ chức nghi lễ. Hiện nay, Dự án đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để công trình được bàn giao và phục vụ cho lễ hội lớn của tỉnh.

 

                                                                  

 

                                                                   Hương Lan

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục