(HBĐT) - “Quê hương Nam Thượng bao la/ Danh lam thắng cảnh quê nhà giàu sang / Có hồ dẫn nước quanh nhà / Có đường đi lại xóm làng yên vui / Ruộng ao có cá chân bèo / Quyết tâm xóa đói - giảm nghèo…”. Những lời ca ngọt ngào của bài dân ca Mường “Lưu Thủy” được các cụ Hội NCT xã Nam Thượng (Kim Bôi) thể hiện đã đi vào trái tim của bao người. Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi.

 

  Chi hội NCT thôn Nam Thượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi)biểu diễn bài dân ca Mường “Lưu Thủy”.

Trong nhiều năm, hát dân ca Mường tại xã Nam Thượng mai một. Hầu hết các xóm số người ở độ tuổi 30 - 40 không biết hát dân ca của dân tộc mình. Những người biết hát dân ca Mường tuổi cao, bệnh tật, già yếu không hát được nữa. Một số bài dân ca có nguy cơ thất truyền, lãng quên. Trước thực trạng đó, Hội NCT xã Nam Thượng đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hội NCT có 543 hội viên sinh hoạt ở 7 chi hội. Có thể nói, mỗi cụ đảm nhận vai trò như một nghệ nhân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa người Mường nhằm truyền dạy lại cho thế hệ con cháu những giá trị to lớn của các làn điệu dân ca Mường.

 

Để hoạt động giữ gìn và phát huy dân ca Mường đi vào nề nếp, Hội NCT xã Nam Thượng tổ chức sinh hoạt đều đặn vào chiều thứ năm và chiều chủ nhật tại 7 chi hội. Tại buổi sinh hoạt, các hội viên tập luyện những làn điệu dân ca truyền thống và các bài dân ca mới. Tham dự có nhiều cháu thiếu nhi, thanh niên tham gia học.

 

Các làn điệu dân ca Mường như: Đập bông bông, Hoa đất Mường, Mời trầu, Hái bông trăng, Lời ru đất Mường, Tiễn anh lên đường, Ru ún, Mùa xuân Hòa Bình… có sức hấp dẫn vô cùng. Giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm như những lời tâm tình mộc mạc. Theo như lời giải thích của bà Bùi Thị Sen, hội viên Hội NCT: “ Phải hiểu được lời bài hát mới thấy hết được cái hay của dân ca Mường”. Chính vì vậy, để truyền lại cho thế hệ con cháu các cụ phải phân tích ý nghĩa của lời bài hát giúp mọi người hiểu được giá trị nhân văn cũng như giai điệu của lời ca, từ đó thế hệ sau mới tiếp thu và thể hiện được những bài dân ca Mường. Trong lòng các cụ luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho văn hóa truyền thống. Với nhiều kỳ vọng mỗi mùa xuân đến, mùa của nông nhàn, các thế hệ người Mường ở Nam Thượng sẽ hát giao lưu bằng chính dân ca dân tộc mình thể hiện tình yêu quê hương, gắn kết cộng đồng nơi đất Mường linh thiêng.

 

Ông Bùi Văn Nhủm, Chủ tịch Hội NCT xã Nam Thượng cho biết: Giữ gìn các làn điệu dân ca Mường cho đời sau là mong ước của tất cả hội viên Hội NCT. Tuổi của các hội viên đều đã cao nên ai cũng mong muốn trong thời gian tới sẽ góp sức dạy hát dân ca cho mọi người ở các xóm và học sinh. Hội tiếp tục duy trì hát dân ca tại cộng đồng, chủ yếu hát tại các hội nghị, gặp mặt NCT trong các dịp lễ, tết. Hoạt động của Hội mang tính tự nguyện do các hội viên đóng góp để mua nhạc cụ và chi phí sinh hoạt. Có thể khẳng định, bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mường ở Nam Thượng không chỉ là tâm huyết, là trách nhiệm của các thế hệ đi trước với thế hệ mai sau mà đây còn là sân chơi bổ ích cho NCT và các  thế hệ con cháu của dân tộc Mường xã Nam Thượng.

 

 

                                                                            Thu Thủy

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục