(HBĐT) - Nhà văn hóa thôn, bản vừa là nơi hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể, phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao KH-KT, vừa là nơi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí… Với những tính năng nổi trội đó, huyện Cao Phong đã coi nhà văn hóa thôn, bản là một thiết chế quan trọng và luôn dành sự quan tâm đúng mức.

 

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân trong huyện, hệ thống nhà văn hóa ở cơ sở đã từng bước được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả - Đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nhận định.  

Sự quan tâm đó được thể hiện rõ: Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định phê duyệt Đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản giai đoạn 2005 -2010 của UBND tỉnh, UBND huyện Cao Phong đã xây dựng Đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản, KDC giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện. Theo đó, ban hành Quyết định thành lập BCĐ xây dựng nhà văn hóa xóm, bản từ cấp huyện đến cấp xã. Hàng năm, căn cứ quyết định của UBND tỉnh về phân bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm, bản cho các huyện, thành phố, UBND huyện phân bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm, bản cho các xã, thị trấn trên địa bàn đảm bảo theo quy định. Đồng thời, ban hành công văn hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký xây dựng nhà văn hóa xóm, bản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình, người dân về vai trò của thiết chế nhà văn hóa thôn, bản đối với đời sống cộng đồng và đã tạo được hiệu ứng tốt. Tính đến nay, huyện đã có 115/124 xóm, bản, KDC có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 96 nhà xây cấp 4; 18 nhà sàn cột bê tông cốt thép và 1 nhà sàn bằng gỗ có đủ diện tích đảm bảo tổ chức sinh hoạt cộng đồng. Trong đó có nhiều xóm, KDC xây dựng nhà văn hóa với mức đầu tư từ 170 triệu đồng trở lên như: nhà văn hóa khu 2, khu 5B, thị trấn Cao Phong; nhà văn hóa xóm Mừng, xã Xuân Phong; nhà văn hóa bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh; nhà văn hóa xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong; nhà văn hóa xóm Ong 1, xã Nam Phong ...

Điểm nhấn trong lộ trình xây dựng nhà văn hóa thôn, bản là giai đoạn 2005 - 2010. Trong 5 năm, huyện Cao Phong xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 104/124 nhà văn hóa  xóm, bản, KDC. Trong đó, kinh phí hỗ trợ của tỉnh, T.ư là 1,656 tỷ đồng; nhân dân đóng góp (bao gồm cả ngày công lao động và tiền mặt khoảng 5 tỷ đồng), các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng góp 600 triệu đồng. Từ năm 2011 đến nay,  huyện đã đầu tư xây mới thêm được 4 nhà văn hóa và chuyển 7 chi trường học sang làm nhà văn hóa xóm, bản, KDC. Trong đó, nguồn kinh phí huy động được từ các dự án, tổ chức, cá nhân và nhân dân đóng góp khoảng 2,5 tỷ đồng.  

Theo thống kê của Phòng VH-TT huyện, hiện tại, trên địa bàn huyện còn 40 nhà văn hóa xóm, KDC đang xuống cấp. Theo kế hoạch sắp tới có 5 nhà văn hóa được xây mới bằng nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, dự án Pisard và chương trình, dự án khác. Tổng nguồn vốn đầu tư trị giá  khoảng 1,6 tỷ đồng.  

Đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức, tuy nhiên, theo đồng chí  Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện, hiện tại, hầu hết các nhà văn hóa xóm, bản, KDC chưa đạt chuẩn: kết cấu, hình thức, bản vẽ, khuôn mẫu... không có tính đồng bộ, diện tích nhỏ hẹp chưa đáp ứng quy định theo tiêu chí xây dựng NTM. Huyện đã đưa ra giải pháp để khắc phục, song rất cần sự quan tâm từ tỉnh, T.ư cả về cơ chế, chính sách và kinh phí để thực hiện. Bởi, thông qua các hoạt động ở hệ thống nhà văn hóa  xóm, bản, KDC trên địa bàn cho thấy: nhà văn hóa thực sự là một trong những thiết chế quan trọng để tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, kết nối cộng đồng và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

 

                                                           Lam Nguyệt

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục