(HBĐT) - Năm 2016 trở thành một năm đặc biệt đáng nhớ đối với ngành du lịch tỉnh Hòa Bình. Trong nhiều sự kiện mang ý nghĩa văn hóa - xã hội to lớn được tổ chức năm nay, có hai dấu ấn quan trọng hứa hẹn trở thành hai “thỏi nam châm” thu hút mạnh mẽ sự chú ý của du khách muôn phương. Hơn bao giờ hết, khát khao vươn tầm thương hiệu lại được đặt vào hai cái tên nổi bật nhất của du lịch Hòa Bình hiện nay: Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và điểm du lịch quốc gia Mai Châu.

 

Trong không khí long trọng và hoành tráng của Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, hàng vạn người dân tham gia sự kiện cảm thấy nức lòng khi đón nhận thông tin hồ Hòa Bình được đầu tư phát triển thành một khu du lịch mang tầm quốc gia. Nghĩa là nơi đây sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm và chính thức có được vị trí quan trọng hơn trong bản đồ du lịch Việt Nam! Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, mục tiêu đến năm 2020, hồ Hòa Bình sẽ đón khoảng 630.000 lượt khách, phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1,6 triệu lượt khách với doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt khoảng 1.800 tỷ đồng. So với kết quả hoạt động còn khá khiêm tốn hiện nay, đó thực sự là một tương lai hấp dẫn giúp nâng tầm thương hiệu cho du lịch hồ Hòa Bình nói riêng và du lịch tỉnh Hòa Bình nói chung.

 

 

Bản Lác, xã Chiềng Châu trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.

 

Được biết, khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được quy hoạch diện tích vùng lõi khoảng 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước) để tập trung phát triển du lịch. Với loại hình du lịch văn hóa – tâm linh – sinh thái, các sản phẩm du lịch chính được ưu tiên phát triển gồm: thăm quan hệ sinh thái hồ; nghỉ dưỡng sinh thái trên hồ và đảo; du thuyền ngắm cảnh quan trên hồ; du lịch tín ngưỡng – tâm linh gắn với lễ hội đền Bờ; thăm quan tìm hiểu lịch sử - văn hóa bản địa; trải nghiệm lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các bản trong khu vực; thăm quan công trình thủy điện Hòa Bình… Ngoài ra, còn có các sản phẩm du lịch bổ trợ như thăm quan, trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường, trải nghiệm thể thao - vui chơi giải trí nước, du lịch sinh thái nông nghiệp – nông thôn gắn với mua sắm tại các chợ truyền thống… Đây vốn là những đặc điểm đã tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách mỗi khi đến thăm quan hồ Hòa Bình. Nhưng thay vì nằm yên chờ được đánh thức như bấy lâu nay vẫn thế, khi thực hiện quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tiềm năng của nơi đây sẽ được khai thác để trở thành các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức hút mạnh mẽ làm nên một thương hiệu du lịch mang tầm quốc gia. Kỳ vọng đặt ra đến năm 2030, khu du lịch hồ Hòa Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1 trong 12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng trung du miền núi phía Bắc  với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ. Chắc chắn, hồ Hòa Bình sẽ trở thành một “thỏi nam châm” đầy sức hút đối với du khách muôn phương và trong tương lai không xa, nhất định sẽ góp phần quan trọng đưa Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch có những giá trị đặc sắc không thể trộn lẫn.

 

Cùng với biết bao kỳ vọng dành cho khu du lịch hồ Hòa Bình, cái tên Mai Châu cũng đang được nhắc đến với nhiều hứa hẹn mới mẻ và tốt đẹp. Những năm tới đây, Mai Châu sẽ được chú trọng đầu tư để phát triển thành một điểm du lịch quốc gia và đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong phát triển du lịch chung của tỉnh. Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Mới đây, việc công bố Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030 đã mở ra nhiều cơ hội cho du lịch Mai Châu. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý, tạo điều kiện và kêu gọi các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu và hợp tác đầu tư phát triển du lịch tại Mai Châu. Theo quy hoạch, điểm du lịch Mai Châu sẽ có diện tích hơn 700 ha với 16 dự án kêu gọi đầu tư các khu du lịch, 12 dự án hỗ trợ phát triển du lịch. Dự kiến đến năm 2020, huyện Mai đón khoảng 530.000 lượt khách, đến năm 2030 đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2020 – 2030 đạt khoảng 8%/năm. Để Mai Châu tiếp tục phát huy được thế mạnh và trở thành điểm đến yêu thích của đông đảo du khách, trong thời gian tới, Sở VH-TT&DL phối hợp với Trung tâm COHED (Tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) sẽ đẩy mạnh xúc tiến du lịch Mai Châu tại Hà Nội, đồng thời phát triển các ý tưởng sáng tạo về các sản phẩm du lịch mới như: tạo con đường hoa, cánh đồng hoa, cơ sở dạy nghề du lịch miễn phí cho thanh niên dân tộc tại địa phương, làm sách ảnh giới thiệu về Mai Châu với các điểm đến nổi bật, giới thiệu các đặc sản văn hoá và ẩm thực của địa phương… Đó là những giải pháp đồng bộ nhằm hiện thực hóa quyết tâm phát triển du lịch Mai Châu, qua đó tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình.  

 

Theo đánh giá của Sở VH-TT&DL, trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch Hoà Bình luôn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định. Sản phẩm du lịch phong phú hơn, chất lượng dịch vụ được đầu tư nâng cấp. Một số khu, tuyến, điểm du lịch mới đi vào hoạt động đã tạo thêm dấu ấn cho du lịch Hòa Bình… Riêng năm nay, Hòa Bình đón khoảng 2 triệu lượt khách đến thăm quan du lịch, thu nhập đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Cùng với những diễn biến tích cực cho thấy du lịch Hòa Bình đang ngày càng trở nên hấp dẫn. Năm 2016 được nhìn nhận là một năm đặc biệt đáng nhớ đối với ngành du lịch khi lần lượt công bố hai quy hoạch lớn: quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu. Đây là hai thương hiệu nổi bật của du lịch Hòa Bình đang đứng trước nhiều cơ hội để vươn tầm cả nước. Và chắc chắn với những gì đã đạt được hôm nay, khát khao vươn tầm thương hiệu sẽ sớm trở thành hiện thực.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục