(HBĐT) - Cùng là việc đưa chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số để giúp người dân về nguồn vốn, kiến thức phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhưng huyện Tân Lạc đã vận dụng một cách uyển chuyển để phát huy tối ưu hiệu quả.

 

Chọn mô hình đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

 

Tân Lạc hiện có 11 xã vùng 135 và 16 xóm thuộc xã vùng 2 nhưng được xếp vào diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Cư dân Tân Lạc có 2 dân tộc chính là Mường và Kinh, trong đó, dân tộc Mường chiếm  trên 80% dân số. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua, huyện đã được thụ hưởng khá nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và vùng sâu, xa, vùng ĐBKK nói chung. Dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND huyện, các chính sách hỗ trợ được triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở. Ví như Chương trình 135, hàng năm căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ cho từng xã, thôn, phòng Dân tộc huyện tiến hành rà soát, xác định nhu cầu của nhân dân cần đầu tư cho hạ tầng hay vốn sản xuất, trên cơ sở đó mới đưa ra quyết định đầu tư.

 

Năm 2016, được hỗ trợ nguồn vốn 11.550 triệu đồng dành cho mục đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện đã khởi công 23 công trình mới. Trong đó có 10 công trình giao thông, 5 công trình phục vụ giáo dục, 8 công trình nhà văn hoá. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng 32 công trình với tổng kinh phí 417,5 triệu đồng. Trong đó, vốn Nhà nước 364 triệu đồng, vốn do nhân dân đóng góp 53,5 triệu đồng.

 

Huyện đã thực hiện 20 dự án hỗ trợ sản xuất về: cây giống quýt ngọt, cây dổi ghép, hỗ trợ giống cỏ VA 06, giống lợn nái móng cái sinh sản, giống lợn hướng thịt, giống bò sinh sản, bê sinh sản, cá lồng, chăn nuôi ngan Pháp, máy xát nông nghiệp. Trong đó, máy xay xát nông nghiệp trị giá 45 triệu đồng được mua theo đề nghị của 6 hộ nghèo ở xóm Bưng, xã Quy Hậu. Trước đó (năm 2014), từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện đã đầu tư mua 1 máy sao chè (theo nguyện vọng của bà con xóm Chẳm 1, xã Ngổ Luông). Máy sao chè trị giá 45 triệu đồng, có 22 hộ được thụ hưởng và đã phát huy hiệu quả.      

 

 

Trung tâm học tập cộng đồng xã Lũng Vân (Tân Lạc) được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

 

Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định số 102/2009/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016 đã cấp 9.024 kg giống lúa, 3.907 kg giống ngô, 69.832 kg phân bón NPK, đồng thời chi trả 511,932 triệu đồng cho các hộ nghèo được hưởng lợi. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ hỗ trợ dân tộc cấp 5.134 kg muối tinh, 2.567 kg bột canh cho các hộ nghèo ở 3 xã: Nam Sơn, Trung Hoà, Ngòi Hoa. Thực hiện chính sách hỗ trợ máy móc nông cụ và nước sinh hoạt phân tán theo Quyết định số 755, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, toàn huyện có 382 hộ được thụ hưởng. Trong đó hỗ trợ máy móc nông cụ hơn 130 hộ và 252 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán.

 

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng

 

Để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân thì vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hết sức quan trọng. Xác định rõ điều này, huyện Tân Lạc luôn thực hiện tốt việc chăm lo đội ngũ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, từ năm 2012 đến nay, mỗi năm huyện dành 100 triệu đồng từ ngân sách để hỗ trợ cho đối tượng này (Tân Lạc là huyện duy nhất trong toàn tỉnh luôn đảm bảo mục chi này). Huyện quan tâm tạo điều kiện cho người có uy tín tiêu biểu đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài tỉnh; thực hiện kịp thời, nghiêm túc việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng ĐBKK đến  người có uy tín… 4 năm qua, nhiều người được nhắc tới như các ông: Bùi Văn Nưởn, Cao Viết Don, xã Ngọc Mỹ; Bùi Văn Tiến, xã Quy Mỹ; Nguyễn Trọng Thơ, xã Lỗ Sơn; Bùi Văn Khuyến, xã Bắc Sơn; Bùi Văn Chương, xã Mãn Đức… làm kinh tế giỏi, giữ gìn nếp sống văn hoá tốt, luôn cập nhật các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động bà con cùng thực hiện. Họ thực sự là người có vai trò quan trọng trong việc đưa các chính sách đi vào cuộc sống.

 

Thực hiện tốt các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, huyện Tân Lạc đã và đang rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa các vùng trong toàn huyện, đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng tốt để hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

 

 

                                                                           Thuý Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục