(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường tập trung đông nhất với trên 63% dân số. Văn hóa Mường được thể hiện rõ nét và đến nay vẫn bảo lưu được nhiều giá trị cổ truyền trong đời sống như: nếp nhà sàn, trang phục truyền thống, tiếng nói, các lễ hội, các nghi lễ, nhạc cụ... Năm 2016, văn hóa Mường được thăng hoa với di sản Mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phê chuẩn Bộ chữ Mường một lần nữa khẳng định công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mường rất được chú trọng đầu tư.

 

Mo Mường, nghệ thuật Chiêng Mường - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, Mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc. Đây là giá trị văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên người Mường truyền lại cho con cháu. Mo Mường là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian được thực hành trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng của người Mường. Chủ thể thực hành Mo Mường là ông Mo, thầy Mo hoặc ông Trượng - người thông thạo nghi lễ, tập quán và là người uy tín trong xã hội Mường. Qua khảo sát, hiện có 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Mo Mường được quan tâm. UBND tỉnh đã thành lập BCĐ Mo Mường Hòa Bình. Tỉnh tổ chức thống kê các nghệ nhân Mo trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê mới nhất, hiện nay, tổng số nghệ nhân Mo Mường toàn tỉnh có khoảng 250 người.

 

 

Màn diễu hành Chiêng đường phố dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, lập kỷ lục Guinness Việt Nam lần thứ 2.

 

Cùng với Mo Mường, Chiêng Mường tồn tại trong cuộc sống người Mường từ lâu đời. Qua hàng nghìn năm lịch sử, người Mường đã sáng tạo ra những chiếc chiêng quý báu và một số cách trình tấu chiêng Mường phục vụ cho cuộc sống của mình. Chiêng có mặt trong đời sống của mỗi con người từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi về với tổ tiên.

 

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, người Mường có 30 lễ, hội lớn nhỏ thì có tới 26 lễ, hội dùng âm nhạc chiêng, văn hóa chiêng đủ thấy được văn hóa chiêng có ý nghĩa lớn đối với tâm linh, tâm hồn dân tộc Mường như thế nào. Phát huy sức mạnh văn hóa Chiêng Mường, những năm gần đây, chiêng được dàn dựng và đưa vào những sự kiện văn hóa, chính trị lớn của tỉnh. Đáng nhớ nhất là từ năm 2011, tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa chiêng tỉnh lần thứ I, màn trình tấu Chiêng “Vật báu - hồn thiêng” với sự tham gia của 1.400 diễn viên, nghệ nhân đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục màn chiêng lớn nhất. Vừa qua, trong chương trình Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, chương trình diễu hành chiêng đường phố và màn trình tấu lập kỷ lục Guinness Việt Nam lần thứ 2 với sự tham gia của 1.600 nghệ nhân. Đặc biệt, tại Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh đã công bố Quyết định  số 246/QĐ-BVHTTDL ngày 19/1/2016 của Bộ VH -TT&DL và trao bằng công nhận Mo Mường và nghệ thuật Chiêng Mường vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đề nghị Chính phủ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

Phê chuẩn Bộ chữ Mường phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 nêu rõ: “Chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc, tổng hợp kết quả kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa trình Bộ VH -TT&DL quyết định công nhận Mo Mường, Chiêng Mường là di sản văn hóa cấp quốc gia; xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận Sử thi Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

 

 

Mo Mường có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường. ảnh: Thầy mo làm lễ vía kéo si cầu mong sức khoẻ tại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

 

Để thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, xây dựng bộ chữ Mường có thể coi là “khâu đột phá”. Bởi vì có chữ viết mới có thể ghi lại Mo Mường một cách chính xác, để từ bản ghi chính thức này dịch Sử thi Mo Mường sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác phục vụ cho việc lập hồ sơ khoa học về Mo Mường, mới có thể đưa Mo Mường ra thế giới. Đồng thời, chữ viết giúp con em dân tộc Mường ở Hòa Bình học và sử dụng tiếng Mường để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình.

 

Để hiện thực hóa việc xây dựng bộ chữ Mường, Sở KH &CN phối hợp với Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức nghiên cứu, thực hiện Đề tài khoa học “Xây dựng bộ chữ viết dân tộc Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Ngày 27/10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình.

 

Có thể khẳng định, trong năm 2016, cùng với nhiều hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, các sự kiện di sản Mo Mường, nghệ thuật Chiêng Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, màn diễu hành Chiêng đường phố và trình tấu Chiêng Mường tiếp tục được xác lập kỷ lục Guinness lần thứ 2 và Bộ chữ Mường được phê duyệt đã thể hiện các giá trị của văn hóa Mường được thăng hoa, góp phần nâng cao sức mạnh, vị thế của dân tộc Mường ở tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

 

 

                                                                           Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục