(HBĐT) - Được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp, có nền văn hóa đậm đà bản sắc và ấm áp tình người, vùng đất Mai Châu sớm phát triển du lịch cộng đồng. Lặng thầm, bền bỉ với triết lý “Hữu xạ tự nhiên hương”, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của tỉnh, cấp ủy, chính quyền huyện, hôm nay, Mai Châu đã thực sự trở thành điểm du lịch níu chân du khách.

 

Tháng 10/2016, huyện Mai Châu tưng bừng không khí lễ hội cho sự kiện  công bố quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030.  Trong khuôn khổ hội nghị công bố quy hoạch có nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa được tổ chức như:  Phiên chợ vùng cao các dân tộc huyện Mai Châu với khoảng 25 gian hàng giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản, ẩm thực các dân tộc huyện Mai Châu diễn ra tại sân vận động huyện. Trưng bày ảnh đẹp du lịch tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu với hơn 100 bức ảnh đẹp đoạt giải tại các cuộc thi ảnh của tỉnh và khu vực. Lắp biển đồng tiêu chuẩn Homestay ASEAN giai đoạn 2016 - 2018  khẳng định chất lượng dịch vụ của các nhà nghỉ uy tín đạt tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn huyện. Sự kiện được tổ chức vào thời điểm đẹp nhất trong năm là dịp để du khách tham quan, trải nghiệm, khám phá văn hóa, ẩm thực, cảnh sắc của thung lũng Mai Châu xinh đẹp. Từ đây, du lịch Mai Châu sẽ có thêm cơ hội để nhịp bước thăng hoa! - Anh Hoàng Đức Tâm và những người bạn của anh đã “phượt” chặng đường hơn 150 km để được góp mặt trong phiên chợ vùng cao, được ngắm những bức ảnh đẹp về du lịch Hòa Bình… trong dịp đặc biệt này đã nhắn nhủ với chúng tôi như vậy.  

 

Mai Châu Ecolodge - điểm du lịch văn hóa sinh thái hấp dẫn du khách.

Thực tế, thiên nhiên, không gian văn hóa, vùng đất và con người Mai Châu từ lâu nay đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách. Mai Châu có dấu ấn trên “bản đồ” du lịch của tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung. Trong đó, bản Lác (xã Chiềng Châu) được Tạp chí Business Insider của Mỹ bình chọn là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Với tiềm năng, lợi thế và nền tảng phát triển du lịch từ những năm 60 của thế kỷ trước, huyện Mai Châu đã tranh thủ sự giúp đỡ, huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.  Hiện, trên địa bàn huyện đã có 118 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 6 khách sạn, 20 nhà nghỉ, 92 nhà nghỉ cộng đồng, 7 điểm du lịch cộng đồng gồm: Bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe), bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), xóm Hịch (xã Mai Hịch), bản Pà Cò (xã Pà Cò), bản Hang Kia (xã Hang Kia).  

Các điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước tìm đến nghỉ dưỡng nhiều là khách sạn Mai Châu Ecolodge (xã Nà Phòn), khách sạn Mặt Trời (xã Chiềng Châu), khách sạn Mai Châu (xóm Cha Lang - xã Mai Hịch). Năm 2015, Mai Châu đón 340.000 lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế gần 80.000 lượt; tổng thu từ du lịch đạt 90, 5 tỷ đồng.  Năm 2016, huyện Mai Châu đã đón 301.500 lượt khách đến tham quan du lịch, đạt 105% kế hoạch, trong đó khách quốc tế 112.000 lượt, khách nội địa 189.500 lượt, doanh thu từ du lịch đạt trên 75 tỷ đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc...  

Là người gắn bó, tâm huyết với  việc xây dựng thương hiệu du lịch Mai Châu, chị Hà Thị Hòa, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện chia sẻ: Từ nhiều năm qua, du lịch đã được xác định là thế mạnh của huyện Mai Châu và được “chăm lo” theo đúng nghĩa. Năm 2011, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015”, Quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết, BCĐ Du lịch của huyện đã đi tham quan học tập kinh nghiệm về phát triển du lịch ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý du lịch của huyện. Sau chuyến đi này, các thành viên trong đoàn đã có chung nhận định: Xét tiềm năng, lợi thế và cách thức làm du lịch cộng đồng, Mai Châu có thể sánh bước với Sa Pa. Cái mà Mai Châu còn thiếu là chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Hoạt động du lịch vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy chế quản lý để tạo nguồn thu cho ngân sách huyện. Chưa xây dựng được cơ chế hợp tác liên ngành, liên vùng để phát triển du lịch. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch còn hạn chế. Còn khó khăn về nguồn vốn từ ngân sách đầu tư vào các điểm du lịch cộng đồng… Tất cả những hạn chế, thiếu sót này đã được chỉ ra, phân tích rõ để làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án “Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Chương trình hành động về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo sát thực, hiệu quả.  

Nhìn lại chặng đường 5 năm qua (2011 - 2016), cùng với việc đón hàng triệu du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, huyện đã đón tiếp và làm việc với gần 100 đoàn công tác của các tỉnh bạn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM cho thấy, du lịch Mai Châu đang nhịp bước thăng hoa.  

                                                                    

                                                  Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục