(HBĐT) - Không còn đếm nổi bao lần về Hoà Bình để rong ruổi khắp các vùng Mường chụp những bức ảnh đẹp và tìm hiểu về văn hoá, cuộc sống của người Mường Hoà Bình. Đã có rất nhiều bài viết, bức ảnh chứa đựng những cảm xúc đặc biệt về vùng đất, con người nơi đây. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với chị - người đồng nghiệp của tôi từ Hà Nội về lại là văn hoá ẩm thực của người Mường Hoà Bình. Đó là lý do để chị em tôi tiếp tục hành trình du hí đất Mường với văn hoá ẩm thực.

 

Chúng tôi có mặt ở nhà ông Bùi Văn Huy, xóm Be Ngoài, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) vào đầu giờ chiều. Quý trọng có khách tới chơi nhà nên các thành viên trong gia đình đều trở về nhà sớm để chuẩn bị bữa cơm đãi khách. Tất cả thực phẩm chuẩn bị cho bữa ăn đều của nhà nuôi, trồng được hoặc các thành viên trong gia đình hái, bắt trong tự nhiên. Riêng điều đó đã tạo nên sự thích thú cho bạn đồng nghiệp của tôi. Đầu tiên là ớp châu chấu mấy đứa trẻ vợt được ngoài đồng. Châu chấu được vặt cánh, chân rồi rửa sạch, đun sôi nước măng chua, đổ vào chần qua (loại bỏ mùi hôi, tanh và nước măng chua ngấm vào châu chấu sẽ tạo vị chua, mặn đậm đà). Sau khi vớt châu chấu để ráo, đem rang giòn được món ngon thơm phức, vàng bóng.

 

Bữa ăn đụng lợn tại Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn).

 

Tôi lại bị hấp dẫn với món rau đồ thập cẩm. Đủ loại rau đồng như: dệu, cải đồng, tầm bóp, sam, má đề, muối, chút rau ngót, ngải cứu, lá sắn, hoa, lá đu đủ, quả cà dại và không quên hái thêm hoa chuối để thái mỏng trộn với các loại rau đem đồ trong cuốp. Rau đồ có mùi thơm ngọt lạ và màu sắc hấp dẫn xanh, nâu, trắng của các loại rau, hoa, quả. Các loại rau đồ khi ăn sẽ hội đủ vị: chát, chua, ngọt, bùi.

 

“Đây mới là món chủ đạo của bữa ăn nhé”, ông Huy vừa giới thiệu vừa trực tiếp chế biến. Tôi lại được thể dẫn giải khi thấy bạn khá bất ngờ vì ông Huy vào bếp với món thịt gà măng chua. Thực tế trong các bữa ăn của người Mường, đặc biệt là trong những bữa ăn nhà có khách và làm cỗ, người đàn ông Mường chịu trách nhiệm với những món ăn chủ đạo. “Để có món thịt gà măng chua ngon, gà phải chọn con béo béo một chút. Đặc biệt, món này không thể thiếu hương vị hạt dổi”  - ông Huy vừa nói vừa với lên gác bếp lấy một ống bương, đổ ra khoảng chục hạt dổi. Nướng trên bếp than hồng hạt dổi căng tròn và toả mùi thơm. Gia vị được trộn đều với gà chặt khúc, ông Huy lấy hũ măng chua rồi bóp đều với thịt gà. ông bắc lên bếp đun sôi rồi rút bớt củi để lửa riu riu cho gà chín dần.

 

Một món“đặc sản” mà ông Huy bảo mới kiếm được đó là món chả nhái. ông Huy cho biết: Món này nấu măng chua cũng ngon tuyệt. Nhưng nay có món gà măng chua rồi nên sẽ làm món chả lá lốt”. ông Huy khéo léo mổ sạch nhái rồi băm nhuyễn. Thịt nhái được cuộn với lá lốt rồi rán giòn. Vừa rán chả nhái, ông luôn tay lật món cá nướng. Cá cũng được tẩm ướp với hạt dổi rồi nướng trên bếp than hồng thơm ngậy.

 

Vậy là mâm cơm đãi khách quý của gia đình ông Huy đã hoàn tất. Các thành viên trong gia đình quây quần cùng khách thưởng thức các món ăn. ấn tượng khó phai đó không chỉ bởi hương vị đặc biệt từ các món ăn mà còn bởi văn hoá của một dân tộc thấm đượm trong đó.

 

Trong dịp này, chúng tôi được cùng ông Huy sang nhà người họ hàng ăn cưới. Gia chủ làm tiệc cưới với các món từ thịt lợn, nên từ tờ mờ sáng, những người đàn ông  trong làng đã bắt lợn để làm cỗ lá.

 

Lợn sau khi thui vàng, được rửa sạch rồi xẻ ra thành các phần đem luộc chín tới. Một phần thịt ba chỉ để chế biến món nướng; xương sườn để quấn lá bưởi nướng; phần đầu và xương sụn để băm nhuyễn trộn với tiết, cây chuối băm nhuyễn cùng ớt tươi làm món cay (ớt); bộ lòng cũng đem luộc. Phần nước luộc để nấu canh chuối (canh loóng). Các món được bày trên mâm trải lá chuối. Ông Huy cho biết: Các món thịt phải được bày trên lá chuối mới giữ được vị thơm đặc trưng của thịt. Để mâm cỗ thêm phần phong phú, gia chủ còn có thêm đĩa thịt gà, rau đồ hoặc măng luộc chấm muối vừng. Các món nộm, dưa cải chua hoặc muối đu đủ chua cũng được gia chủ chuẩn bị để ăn kèm các món luộc không bị ngấy. Đặc biệt, mâm cỗ cưới của người Mường ở đây không thể thiếu xôi đồ và rượu nếp nấu.

 

Từng món ăn, cách chế biến, bầy biện, giá trị dinh dưỡng, thời điểm thưởng thức… tất cả tạo nên tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc riêng - Văn hóa ẩm thực dân gian Mường.

 

Qua chuyến đi về Mường Be, chúng tôi được biết, người Mường từ xa xưa đã biết cách sống chung với thiên nhiên. Họ phát hiện nhiều nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bổ dưỡng. Trong dịp lễ, tết, người già trong Mường thường nhắc nhở con cháu  ngoài trân trọng nguồn lương thực còn phải biết phát huy việc trồng, cấy lương thực, biết chế biến ngon và giữ giá trị của món ăn, biết “tạ ơn” người xưa ( tổ tiên), tạ ơn thần thánh để cho mưa thuận gió hoà, cây cối đâm chồi nẩy lộc, mùa màng bội thu…

 

Văn hoá ẩm thực của người Mường được lưu giữ góp phần quan trọng trong việc tôn vinh văn hoá dân tộc. Nhiều bản làng của người Mường trở thành những điểm du lịch hấp dẫn với nhiều món ăn, sản phẩm đặc trưng được quảng bá như: khu vực suối khoáng Kim Bôi, bản Giang Mỗ (Cao Phong), khu vực thị trấn Mường Khến và Mường Bi (Tân Lạc), khu vực Mường Vang và các xã vùng cao huyện Lạc Sơn…. Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm cũng luôn dành một khoảng lớn cho việc tôn vinh giá trị của ẩm thực dân gian. Du khách muôn phương đến với

 

                                                                     

                                                                Hồng Duyên

 

 

Các tin khác


Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục