(HBĐT) - Xã Noong Luông (Mai Châu) nằm trên độ cao 1.280 m so với mực nước biển, có hai dân tộc Thái và Mường sinh sống. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ thống hang động kỳ vĩ và hồ Sam Tạng trên núi nên thơ, Noong Luông là điểm đến lý tưởng khi đến với Hòa Bình.

 

Một ngày cuối đông, chúng tôi ngược đỉnh Thung Khe lên Noong Luông. Nghe nói vùng đất này đã lâu, nay mới có dịp được chiêm ngưỡng. Qua Thung Khe rẽ phải, chúng tôi như lạc vào thế giới khác bởi hoang sơ với hơi lạnh của những cánh rừng già. ánh mặt trời không thể xuyên qua những cánh rừng, ngọn núi nên đầu giờ chiều mà cảm giác như chiều tối.

  Hồ Sam Tạng là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của huyện Mai Châu.

Đến Noong Luông hỏi thăm hồ Sam Tạng ai cũng biết. Đang tìm đường lên hồ thì gặp anh Ngần Văn Toán đi lấy củi về. Hạ bó củi xuống, anh bảo: Đây là chân hồ rồi. Chỉ đi vài trăm mét nữa là đến hồ Sam Tạng. ở đây, bà con ai cũng coi hồ là hòn ngọc của người dân. Trước năm 1973, nơi đây chỉ là khe có mạch nước to chảy thành suối. Năm đó, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong chiến tranh nên huyện Mai Châu đã huy động thanh niên từ 18 tuổi trở lên đi dân công để xây dựng đập. Khi hoàn thiện, hồ tưới tiêu cho 400 ha đất nông nghiệp của xã. Từ đó đến nay, đây là nguồn nước chính cung cấp nước ăn và tưới tiêu cho cả xã. Hồ có mặt nước rộng 2,7 ha quanh năm nước xanh biếc. Xung quanh là những đồi bát úp như thảo nguyên. Không chỉ tưới tiêu, nơi đây là điểm du lịch lý tưởng cho những hoạt động cắm trại ngoài trời, đi bộ, nghỉ dưỡng.

Để “quảng bá” cho nơi mình sinh sống sau khi đi ngắm hồ Sam Tạng, anh Toán đưa chúng tôi đi thăm hang Nà Lắn ở xóm Trà Đáy. Đây là quần thể hang động ít người biết đến và chưa được khai thác. Hang có chiều dài hơn 3 km. Trong hang có hồ lớn, thác nước, bãi đất rộng có thể chứa được hàng trăm người. Vào hang có một cửa, khi ra 3 cửa, qua 3 cửa lại thông 3 hang động tiếp theo. Nơi đây thích hợp cho du lịch khám phá. Đồng chí Ngần Văn Diễn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chúng tôi đã quy hoạch xung quanh hồ Sam Tạng với trên 40 ha để làm du lịch. Hiện nay, nguồn vốn xây dựng tập trung cơ bản của huyện đang triển khai tuyến đường Noong Luông- Lũng Vân (Tân Lạc) dài hơn 10 km. Khi hoàn thành sẽ tạo thuận lợi giao thông cho khách tham quan du lịch đi từ Tân Lạc- Lũng Vân lên Noong Luông và điểm thuận lợi cho Noong Luông khai thác tiềm năng du lịch. Đây là một trong những điểm du lịch thu hút được nhiều khách đến tham quan, trải nghiệm.

Đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Hệ thống hang của xã Noong Luông và hồ Sam Tạng đã được quy hoạch trong tổng thể du lịch của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, hồ Sam Tạng được nằm trong liên kết với hồ Hòa Bình là du lịch sinh thái trải nghiệm. Khách có thể nghỉ dưỡng ven hồ và trên hồ, nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái nông nghiệp tại các bản làng dân tộc, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe khai thác công nghệ và dược thảo của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Mường, Thái… Riêng hồ Sam Tạng với quy mô 80 ha được quy hoạch làm các khu nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao với các dịch vụ. Trên mặt nước sẽ có dịch vụ ca nô, lướt ván, chèo thuyền kayak, đạp xe trên mặt nước, motor nước… Thể thao trên cạn với các hoạt động thể thao dựa vào địa hình: xe đạp, motor, ô tô địa hình… Quần thể hang động có các hoạt động thể thao mạo hiểm leo núi, khám phá rừng, tìm hiểu hang động… dù lượn, leo núi…đi bộ quanh hồ. Đây sẽ là một trong những điểm nhấn của du lịch huyện Mai Châu trong tương lai không xa.

                                                                            Việt Lâm

 

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục