(HBĐT) - Suốt 47 năm (1953-2000), tôi đã cần mẫn mê say đi tới một số vùng đồng bào các dân tôc ở Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên để sưu tầm, nghiên cứu múa dân gian của các dân tộc. Cũng cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc lâu nhất và tìm hiểu sâu, học tập rộng về nghệ thuật múa cội nguồn-tâm hồn các dân tộc Thái, Mường, Dao, Mông, Khơ Mú, Si La, Hà Nhì, Sinh Mun, La Hủ, Kháng, Lào, Lự, Tày, Nùng,… Nhận thấy hầu hết các dân tộc đều có nền nghệ thuật múa lâu đời, phong phú, đặc sắc. Song, điều làm tôi băn khoăn và tự hỏi: Tại sao dân tộc Mường, một dân tộc đông dân cư. Đã sống lâu ở đất Việt Nam từ thời “Đất còn bạc lạc/ Nước còn bời lời của thuở hồng hoang...” ở Việt Nam. Đã có một nền văn hóa lâu đời, phong phú, đặc sắc lại không có nghệ thuật múa ?

 

Tình cờ và cũng thật là may mắn tôi đọc được mấy trang viết của các nhà nghiên cứu văn hóa Lưu Doanh Doanh và Nguyễn Văn Châu về múa của người Mường: “Chuyện xưa kể rằng: Tiếng hát, điệu múa của người Mường có từ lâu lắm rồi, từ thuở Đẻ đất đẻ nước tạo ra đất Mường. Ngày Dạ Dần gánh nặng, những tiếng hát, điệu múa đi gieo khắp cả vùng quê của người Mường. Tiếng hát thương yêu tình tứ, những điệu múa rộn ràng, uyển chuyển hòa cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang xa mãi từ Mường này tiếp sang Mường khác, không dứt. Người Mường Bi có múa và biết múa từ đấy”.

 

Như kẻ si tình, tôi đi tìm mãi, tìm mãi, đọc tất cả các bản mo đẻ đất, đẻ nước mà tôi có được vẫn chưa tìm thấy đoạn nào nói về múa Mường. Phân vân mãi rồi sự ham muốn tìm tòi hiểu biết và lòng tin đã đưa tôi về Mường Bi, Mường Vang và nhiều nơi khác có người Mường sinh sống để truy tìm những điệu múa. ở những nơi này, tôi gặp những người còn múa được, nhớ được một số động tác múa.

 

Ông mo Nguyễn Văn Vượng đã 80 tuổi, người Mường xóm Sảy, xã Thái Bình, huyện Kỳ Sơn, nay thuộc thành phố Hòa Bình đã kể và minh họa lại khá thú vị những điệu múa được sử dụng trong lễ thức tang ma nhà lang trước đây như những điệu múa  quạt ma, múa mặt mẻ, múa kiếm, múa cờ...cho chúng tôi ghi chép lại. Theo ông Bùi Văn Điều, gần 80 tuổi, một chủ từ người Mường xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn: Các điệu múa chèo đình, làm mùa, múa trống, múa mặt mẻ…lần cuối cùng đã được múa vào năm 1957. Bẵng đi hơn 40 năm sau, tuy hội chèo đình làng Cổi chưa được khôi phục lại nhưng các điệu múa vốn trước đây gắn với hội, là một hành động lễ thức của hội, đã được tách ra thành những điệu máu độc lập.

 

Tuy chỉ mới là bước đi ban đầu và những cứ liệu, tư liệu thu thập được còn ít ỏi nhưng đã củng cố thêm lòng tin cho người nghiên cứu. Tôi tin là dân tộc Mường có nền nghệ thuật múa của mình. Tìm hiểu văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Mường, đặc biệt là người Mường Hòa Bình, từ năm 1945 về trước thật là thú vị bởi từ lúc thoạt khỏi bào thai trứng Điếng trong hang Hao ra, Bãi Bệ, Bãi Bo của thời Đẻ đất, đẻ nước, người Mường đã cất lên tiếng hát:

 

“Véo von tiếng tử/Lâm ly tiếng kèn

 Con trai hát rang xen lẫn con gái…”

 

Và họ múa. Múa đuổi chó, bắt ếch, nhổ mạ,  cấy lúa, cầu lành, làm mùa, múa trồng bông dệt vải, múa nàng Khọt, múa đâm đuống rồi dựa vào những cuộc điều tra, sưu tầm, nghiên cứu của bản thân và của một số nhà nghiên cứu múa mà biết được chắc chắn, người Mường cũng như người Thái, người Kinh, người Dao... đã có một nền nghệ thuật múa dân gian cổ truyền, phong phú, đặc sắc và quý giá.

 

Theo khảo sát của Nguyễn Khắc Xương thì đâm đuống hay chằm đuống cũng là hình thức nghệ thuật lễ nghi được thực hiện vào lúc giao thừa ngày tết của thời Hùng Vương. Như vậy, múa đâm đuống không chỉ ra đời sớm mà lại cũng được đưa vào lễ thức tín ngưỡng tâm linh từ thời người Việt-Mường cổ. Từ thời Hùng Vương, chằm đuống là hình thức lễ nghi mang ý nghĩa thiêng liêng của tín ngưỡng nông nghiệp phải nhất thiết theo tập tục và chỉ có phụ nữ mới được thực hiện.

 

Vào lúc giao thừa, người mẹ lặng lẽ gọi các con gái dậy. Đuống được chuẩn bị từ trước đêm 30, người mẹ cầm một cụm “bó” lúa nếp đặt vào đuống và đứng ở đầu đuống. Bản làng nổi ba hồi trống lại dùi ba tiếng. Dứt tiếng trống, người mẹ gõ chày ba tiếng đều nhau “Cum, cum, cum” vào phía trong thành đuống. Tiếp theo mới đến con gái, con dâu đâm chày. Con gái chưa có chồng không được đánh chày vào thành đuống tạo nên tiếng nhạc.Sau này, ngoài phút giao thừa, tết cả người Mường còn khua đuống, múa đâm đuống ở lễ mừng cơm mới, trong giờ nguyệt thực và nhiều lễ hội văn hóa dân gian khác.

 

Người Mường, trừ người Mường họ Đinh Công còn các họ khác đã sử dụng rất nhiều điệu múa làm lễ thức trong lễ tang ma như múa cờ, múa trống, múa kiếm, múa mặt mẻ. Đáng chú ý nhất bởi nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của các điệu múa của Mo và điệu múa quạt của những nàng dâu. Tất cả các điệu múa đều được múa đi múa lại suốt thời gian tang lễ từ 3 ngày, 3 đêm đến 12 ngày, 12 đêm liền. Năm 1993, tác giả công trình nghệ thuật múa Mường đã sưu tầm được điệu múa quạt ma với 3 động tác từ ông mo Nguyễn Văn Vượng đã 80 tuổi, người Mường xóm Sảy, xã Thống Nhất, huyện Kỳ Sơn.

 

Múa quạt tế ma, múa cho hồn ma mát mẻ, nâng đỡ hồn ma của cha mẹ khi cha mẹ phải xa lìa vĩnh viễn con cháu, xa lìa thế giới trần gian để về Mường Ma, Mường Trời, là một điệu múa lễ thức tâm linh đặc biệt, ít thấy ở các dân tộc khác. Múa bông, có nơi còn gọi là múa cây bông mẫu. Bởi ngoài những nội dung, những động tác múa bói hoa, xem số, múa bông còn múa những động tác trồng bông, dệt vải. Trồng cây bông mẫu-cây cái và những cây con, điệu múa được gắn liền với bài ca cây bông, gọi bông thức dậy hàm chứa ước mơ của con người muốn vươn tới một cuộc sống giàu sang phú quý.Điệu múa này được sưu tầm đầu năm 1975 tại Mường Thải, Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

 

Ngoài một số điệu múa dân gian tiêu biểu. Người Mường còn nhưng điệu múa cội nguồn-tâm hồn dân tộc hàm chứa những tính thiêng. Được nhân dân giữi gìn phát huy hàng nghìn năm:

Múa gậy, múa chèo đình, làm mùa, múa kiếm, múa cờ, múa mặt mẻ, múa pồn pông múa cây bông, múa nàng Khọt, múa sênh tiền, múa trống cái, múa trống pỏi, múa trống ống “trống khai, trông cỏn Hát múa mời trầu…

 

 Do những điều kiện lịch sử cụ thể, vào cuối thời cận đại và những năm đầu thể kỷ XX; những điệu múa dân gian cội nguồn-tâm hồn dân tộc Mường như vậy đã bị mai một, lãng quên. Đó là một hiên tượng và rất có thể chỉ là sự nghi vấn với những dòng viết của Lưu Doanh Doanh và Nguyễn Văn Châu: “…Từ thời đẻ Đất, đẻ nước/Dạ Dần đã gánh nặng những tiếng hát, điệu múa đi gieo khắp cả vùng quê của người Mường…” lại ám ảnh, thôi thúc kéo tôi về các bản làng của người Mường ở khắp các huyện trong tỉnh. Một số huyện của các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhân dân để sưu tầm, khai thác và học tập, nghiên cứu về nghệ thuật múa Mường.

 

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan và nhân dân, tôi đã miệt mài, cần mẫn suốt 5 năm (1995-1999) để hoàn thành cuốn sách công trình nghiên cứu nghệ thuật múa Mường.

 

Một bản thảo công trình nghiên cứu nghệ thuật múa dân tộc đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh; cũng được đồng chí Hoàng Văn Hon, nguyên UV Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao và quan tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất. Được các cơ quan, đoàn thể: Báo Hòa Bình, Thư viện tỉnh, trường Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc, trường sư phạm tỉnh, Tổng công ty Điện lực giúp đỡ kinh phí để tác giả đủ điều kiện xuất bản và phát hành rộng rãi cuốn sách nghiên cứu múa Mường. Tiếp sau là dàn dựng thành công công trình nghệ thuật múa Mường phục vụ Đại hội Đảng của tỉnh. Năm 2008, cuốn sách công trình nghệ thuật múa Mường đã được tặng giải thưởng Nhà nước.

 

 

                                                              NSƯT Bùi Chí Thanh

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục