(HBĐT) - Cùng đoàn công tác của thành phố Hòa Bình, chúng tôi có dịp đến thăm nhà thờ giáo xứ Hòa Bình đúng vào dịp bà con giáo dân hân hoan, phấn khởi chuẩn bị đón chào xuân Đinh Dậu. Người nhanh tay dọn dẹp vệ sinh, người đóng gói bánh kẹo, quà Tết. Các em gái thì tươi tắn luyện tập và chuẩn bị trang phục cho các tiết mục văn nghệ đón chào năm mới. Hòa vào dòng chảy của đời sống văn hóa dân tộc, bà con giáo dân giáo xứ Hòa Bình hân hoan, phấn khởi đón chào năm mới.

 

Theo các tài liệu ghi chép lại thì từ năm 1925, một số giáo dân từ giáo xứ Hà Thao, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) lên lập ngư nghiệp trên sông Đà và định cư tại đây đã bắt đầu khởi nguồn hình thành nên giáo xứ Hòa Bình. Do ảnh hưởng chiến tranh nên sau đó, giáo xứ Hòa Bình trong 56 năm không còn linh mục, không còn giáo dân. Nhà thờ cũng xóa sổ không còn sinh hoạt cộng đoàn. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, năm 2000, UBND tỉnh đồng ý cho linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại được vào tỉnh hoạt động mục vụ cho bà con giáo dân việc hiếu, việc hỉ. Cho đến ngày 28/10/2002, UBND tỉnh chính thức đồng ý cho giáo xứ Hòa Bình tổ chức dâng thánh lễ. Năm 2005, UBND tỉnh đồng ý cho xây một nguyện đường trên thửa đất tại tổ 22, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình. Đến năm 2007, UBND tỉnh đã cấp cho giáo xứ Hòa Bình 10.000 m2 đất để xây dựng nhà thờ tại phường Đồng Tiến. Sau 18 tháng xây dựng, nhà thờ giáo xứ Hòa Bình đã được hoàn thành với thánh đường dài 55 m, rộng 18 m và 2 tháp cao 44 m cùng quảng trường rộng hơn 6.500 m2.

 

 

Đoàn công tác của tỉnh thăm, tặng quà giáo xứ Ba Cắt, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) nhân dịp lễ Noel năm 2016. ảnh: Thu Thủy

 

Đưa chúng tôi đi thăm quan cơ sở vật chất nhà thờ, ông Ngô Văn Nhân - Trưởng ban hành giáo, giáo xứ Hòa Bình phấn khởi cho biết: Từ một địa bàn “trắng” tôn giáo, nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, giáo xứ Hòa Bình dần hồi sinh. Nhà thờ hoàn thành, đi vào hoạt động là nơi tổ chức các Thánh lễ, đại tiệc của giáo xứ. Bà con giáo dân vô cùng phấn khởi, tích cực sống, lao động sản xuất và chung tay xây dựng tỉnh nhà với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.

 

Hiện nay, giáo xứ Hòa Bình thuộc giáo phận Hưng Hóa, có 12 giáo họ với khoảng hơn 2.600 nhân danh, sống rải rác trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 5 huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và Đà Bắc. Trong đó, đông nhất là họ Trung Minh được thành lập từ năm 2000 với khoảng hơn 700 nhân danh và họ Phương Lâm thành lập năm 1930 với khoảng hơn 400 nhân danh.

 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đồng bào Công giáo dùng dương lịch, có Lễ tạ ơn cuối năm theo dương lịch và đón năm mới theo dương lịch nhưng vẫn gắn bó với văn hóa dân tộc qua cách dùng âm lịch và đón Tết cổ truyền dân tộc. Người Công giáo có cách nhắc lịch Tết âm qua câu tục ngữ “Lễ nến (ngày 2/2), Tết đến sau lưng”.

 

Trò chuyện với chúng tôi, giáo dân Phạm Thị Hồng (phố Ngọc, xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình) cho biết: Đã là người Việt thì chúng tôi vẫn luôn coi trọng Tết cổ truyền. Coi đó là thời khắc thiêng liêng mở đầu năm mới. Do đó, người Công giáo cũng nhắc nhau trước ngày Tết đến, công nợ phải lo trả trong năm cũ, mâu thuẫn bất hòa phải được hóa giải trước giao thừa. Ngày Tết, người Công giáo cũng dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp bàn thờ, trang trí gia đình, phấn khởi đón Tết theo truyền thống văn hóa cổ truyền.

 

Đặc biệt, sau giao thừa, đồng bào công giáo giáo xứ Hòa Bình thường đến nhà thờ mừng tuổi Đức Mẹ bằng cách dâng hoa, đọc kinh. Sau đó xin “lộc” bằng cách rút một tờ giấy có in “Lời Chúa” mang về và coi như là lời dạy của Chúa đối với mình về cách sống trong cả năm mới. Ngoài ra, ngày nay, theo lịch Phụng vụ của Công giáo thì mồng 1 Tết: cầu bình an cho năm mới; mồng 2: kính nhớ tổ tiên; mồng 3: thánh hóa công ăn việc làm. Nên một số đồng bào Công giáo sẽ đến viếng nghĩa trang, đọc kinh cầu nguyện cho tổ tiên vào ngày mồng 2, mồng 3 Tết.

 

 

                                                              Nguyễn Dương

 

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục