(HBĐT) - Sáng 21/2, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị công bố Bộ chữ dân tộc Mường và triển khai Kế hoạch ứng dụng Bộ chức dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị, về phía Trung ương có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và chỉ đạo hội nghị; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi.

 

Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN đã công bố Quyết định phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường và Kế hoạch triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh. Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND tỉnh về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Tiếng Mường có 14 nguyên âm gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm và 2 bán nguyên âm. Tiếng Mường có 5 thanh điệu, 152 vần…

 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

 

Theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 27/10/2016 của UBND tỉnh triển khai ứng dụng Bộ chữ Mường tại tỉnh, mục đích đưa Bộ chữ Mường được phê chuẩn vào đời sống dân tộc Mường; khẳng định Bộ chữ Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Đồng thời yêu cầu: Ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; đảm bảo đáp ứng cho các đối tượng người đã biết tiếng Mường và người chưa biết tiếng Mường. Kế hoạch cũng xác định 5 nội dung cụ thể như: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ dân tộc Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp trên địa bàn; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt- Mường, Mường- Việt; sử dụng chính thức Bộ chữ dân tộc Mường trong các hoạt động văn hoá, tuyên truyền, giáo dục… Đồng thời, Kế hoạch cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành liên quan.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu thảo luận xung quan vấn đề về nội dung, ý nghĩa Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn và các nhiệm vụ để đưa bộ chữ Mường vào cuộc sống…

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường có ý nghĩa hết sức quan trọng, chúng ta đã xây dựng thành công. Trong thời gian tới, nhiệm vụ là đưa Bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống trên mọi lĩnh vực sinh hoạt, giáo dục, truyền thông. Theo đó phải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: Sở KH&CN tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan, huyện, thành phố và các cơ quan chuyên ngành Trung ương, các nhà khoa học để tiếp tục triển khai các nội dung công việc tiếp theo. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện xây dựng bộ gõ chữ Mường, biên soạn sách học tiếng Mường, từ điển song ngữ Việt- Mường, Mường- Việt và tổ chức dạy học tiếng Mường cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Sở GD&ĐT hoàn thiện các bước để trình các cấp có thẩm quyền đưa chữ Mường vào giảng dạy. Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy tiếng Mường cho cán bộ, công chức. Các cơ quan truyền thông tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền Bộ chữ Mường và việc ứng dụng Bộ chữ Mường vào công tác tuyên truyền… Để triển khai đưa bộ chữ Mường vào đời sống rất cần sự phối hợp, triển khai thực hiện khẩn trương của các cấp, ngành, huyện, thành phố; huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tiếp theo trong thời gian tới.

 

 

                                                                                             P.V

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục