(HBĐT) - Sưu tầm hiện vật chiến tranh (cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp) diễn ra cách nay trên dưới 7 thập kỷ, công việc không hề dễ. Tuy vậy, bằng tâm huyết và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực hết mình và có được thành công nhất định.

Cán bộ Bảo tàng tỉnh giới thiệu hiện vật về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

 

Nhân kỷ niệm 65 năm giải phóng tỉnh Hòa Bình, tôi thăm Bảo tàng tỉnh để góp nhặt những chứng tích lịch sử, tìm hiểu về truyền thống anh hùng và những chiến công của cha ông trong kháng chiến chống Pháp nói chung và Chiến dịch Hòa Bình nói riêng. Phòng trưng bày với chuyên đề “Những mốc lịch sử quan trọng của tỉnh Hòa Bình trong 130 năm từ 1886-2016” được sắp xếp, bài trí từ tháng 11/2016 (nhân Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh) vẫn còn nguyên.  Gian trưng bày bố trí, xếp đặt gần 200 tài liệu, hiện vật nhằm giới thiệu về những mốc lịch sử quan trọng của tỉnh Hòa Bình từ khi thành lập cho đến nay. Trong đó dành một phần diện tích khá lớn (phần trung tâm) để giới thiệu hiện vật về “Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình 1945-1954”.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh bộc bạch: Mất thời gian, công sức nhất ở gian trưng bày này là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp. Bởi chiến tranh đã lùi xa gần 70 năm nên chứng tích còn lại không nhiều. Để chuẩn bị cho việc trưng bày hiện vật về kháng chiến chống Pháp nói chung và Chiến dịch Hòa Bình nói riêng, cùng với sưu tầm thêm về hiện vật, cán bộ nghiệp vụ còn phải đến tận cơ sở, gặp nhân chứng để tìm hiểu kỹ hơn về diễn biến của Chiến dịch Hòa Bình. Làm bảo tàng phải nắm thật rõ, thật chắc về lịch sử. Thực tế, tài liệu về Chiến dịch Hòa Bình được ghi rất chung chung. Cùng là thời điểm cuối năm 1951, đầu năm 1952 nhưng có tài liệu ghi chiến dịch chia làm 2 đợt, có nơi lại ghi chia thành 3 đợt. Hay như về địa danh được ghi cụ thể nhưng không chi tiết. Ví như  tài liệu ghi: Trong chiến dịch đợt 1 (từ ngày 10 - 26/12/1951), ta tập trung đột phá tuyến Sông Đà: đánh địch càn quét ở Nam Ba Vì, tiến công diệt cứ điểm Tu Vũ, sau đó ta tiếp tục đánh nhiều trận phục kích cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trên sông Đà, uy hiếp đường 6. Đợt 2, ta tiếp tục đánh mạnh hướng sông Đà- Ba Vì, tập kích diệt địch ở các điểm cao 500 và 564; trên hướng đường 6 tiến công các cứ điểm Đồi Mồi, Hàm Voi ... Vậy Tu Vũ là ở đâu, Ba Vì là ở đâu, cứ điểm Đồi Mồi, Hàm Voi  là ở chỗ nào... cán bộ Bảo tàng phải xác định rõ mới có thể thuyết minh trong quá trình trưng bày hiện vật.

 

Thật vậy, khi tôi đến thăm gian trưng bày của bảo tàng, dẫu chỉ có một mình nhưng vẫn được cán bộ bảo tàng giới thiệu tuần tự, chi tiết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình mà trong đó tiêu biểu phải kể đến Chiến dịch Hòa Bình cuối năm 1951, đầu năm 1952. Trong chiến dịch này nổi lên tấm gương của Tiểu đội trưởng Cù Chính Lan, dù bị thương, anh đã dũng cảm rượt đuổi, nhảy lên xe tăng ném lựu đạn vào buồng lái tiêu diệt gọn một xe tăng địch, trận đánh kết thúc thắng lợi. Chiến dịch Hòa Bình thắng lợi là chiến thắng lớn nhất của quân và dân ta từ sau Chiến dịch biên giới (1950), phá tan phòng tuyến Đông - Tây, đánh bại âm mưu lập “Xứ Mường tự trị” và đánh bại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch, đồng thời phát triển chiến tranh du kích trên toàn đồng bằng Bắc Bộ, đánh đổ và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền.

 

Trưng bày bằng mô hình và số hiện vật ít ỏi, thuyết minh, giới thiệu bằng la bàn, Bảo tàng tỉnh đã nỗ lực đem lại những hình ảnh, tư liệu sống động, chính xác nhất để truyền tải tới người nghe, người xem. Mục đích hướng tới là để ngày càng nhiều người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên  hiểu nhiều hơn về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân tộc tỉnh Hòa Bình mà Chiến dịch Hòa Bình là điểm nhấn quan trọng.

 

                                                                          Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục