(HBĐT) - Đắk Lắk - Tây Nguyên, vùng đất làm say lòng người. Nơi đây níu chân du khách bởi vẻ đẹp của núi đồi trùng điệp, đại ngàn xanh thẳm kỳ bí, những hồ nước, thác nước tuyệt đẹp… Thủ phủ cà phê nơi đây còn là vùng đất nổi tiếng về những di sản và lễ hội.

Đắk Lắk - mùa cà phê. ảnh: ST

 

Nói đến Đắk Lắk, du khách sẽ nghĩ ngày đến buôn Đôn, vườn quốc gia Yok Đôn, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô… Nơi đây gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bởi những sắc màu văn hóa độc đáo, những bản trường ca Đam San, Xinh Nhã… Những năm qua, du lịch Đắk Lắk đã có những bước phát triển tích cực. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tỉnh đã lập các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư du lịch trọng điểm. Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông từng bước được đầu tư xây dựng và nâng cấp, cùng với đó là việc ban hành những chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển… Du lịch Đắk Lắk đã và đang có những bước đi vững chắc, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH địa phương. Hiện nay, phát triển du lịch bền vững là một trong những định hướng ưu tiên của tỉnh.

 

Cũng nơi vùng đất cao nguyên hùng vĩ này, một tặng phẩm tinh hoa của đất trời hòa quyện với sức lao động, sáng tạo của đồng bào các dân tộc anh em, đã làm rạng danh một sản vật nông sản nổi tiếng của Việt Nam trên toàn thế giới: Cà phê Buôn Ma Thuột. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước, hiện tại với hơn 17 nghìn ha đem lại sản lượng hàng năm lên tới hơn 400 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu trên toàn tỉnh, góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH Đắk Lắk. ở đây hầu như huyện nào cũng trồng cà phê nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn được đánh giá chất lượng cao nhất với hương vị và nghệ thuật rang xay, được giới hâm mộ và các nghệ nhân ưa thích. Chính vì vậy, trên vùng đất đỏ bazan này, cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn mà không một loại cây nào có thể thay thế được, đưa Buôn Ma Thuột trở thành “thủ phủ cà phê” của Việt Nam. Nhằm phát huy khả năng tối đa nguồn lực, nâng cao hiệu quả về kinh tế cây cà phê, từ năm 2005 đến nay, định kỳ 2 năm 1 lần, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, giúp cho các doanh nghiệp cà phê giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đến với thế giới.

 

Với mong muốn quảng bá sâu rộng hơn tới người dân, bạn bè quốc tế về văn hóa Tây Nguyên, đặc biệt là “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã được UNESCO vinh danh là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại từ năm 2005 . Đồng thời tiếp tục phát triển ngành cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, Ban chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh Tây Nguyên tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017; hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

 

Với chủ đề “ Hội tụ tinh hoa – phát huy bản sắc – liên kết phát triển” lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 8 - 13/3 gồm nhiều nội dung phong phú và đa dạng. Lễ hội hứa hẹn thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận, của nhân dân cả nước và khách du lịch trên toàn thế giới. Đây không chỉ là điểm hẹn lý tưởng của du khách  yêu thích cà phê và tìm hiểu bản sắc văn hóa cồng chiêng mà còn là cơ hội giao thương, hợp tác kinh doanh tuyệt vời cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao đổi, tìm hiểu cơ hội đầu tư ở vùng đất giàu tiềm năng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

                                                                

                                                            Đồng Hương

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục