(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến cuối năm 2016, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đạt 10 tiêu chí. Còn 9 tiêu chí chưa đạt là giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường. Trong đó, tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa là tiêu chí khó thực hiện nhất. Xã để lại phấn đấu thực hiện xong vào cuối năm 2020.

Từ nguồn vốn nhân dân đóng góp, nhà văn hóa xóm Vông, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) được xây và đưa vào sử dụng từ năm 2015.

 

 

Cơ sở vật chất văn hóa là một trong các tiêu chí nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, phục vụ đời sống tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, với xã vùng cao Ngọc Sơn, đây lại là việc khó thực hiện và cần có lộ trình kéo dài trong vài năm tới. Đồng chí Bùi Văn Hiềng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết: Là xã vùng cao, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, xã có 8 xóm, 673 hộ với trên 2.700 nhân khẩu. Năm 2016, thu nhập bình quân đạt 13 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn gần 50% và cận nghèo gần 20%. Toàn xã mới 2 xóm có nhà văn hóa, 5 xóm đã quy hoạch được đất để làm nhà văn hóa, sân thể thao nhưng chưa có kinh phí để xây dựng.

 

Thiếu kinh phí đầu tư là nguyên nhân chính khiến việc thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa tại xã    khó thực hiện. Để đầu tư xây dựng   cơ sở vật chất văn hóa theo đúng   tiêu chí NTM cần nguồn kinh phí khá lớn, trong khi đó ngân sách xã lại  hạn hẹp.

 

Đưa chúng tôi đến nhà văn hóa xóm Cha, đồng chí Bùi Văn Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Đây là 1 trong 2 xóm có nhà văn hóa. Để làm được như vậy đều dựa vào sự đóng góp của nhân dân trong xóm. Với hình thức đóng góp 100.000 đồng/khẩu/năm, trong vòng 3 năm, từ năm 2012-2014 xóm đã đóng góp được trên 190 triệu đồng mua vật liệu và góp ngày công để xây nhà văn hoá xóm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, nhà văn hóa rộng khoảng 120 m2, bên trong chỉ có 1 chiếc bàn nhưng lại không có ghế và các vật dụng thiết yếu như loa đài, ấm chén… Như hiểu được thắc mắc của chúng tôi, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Mỗi khi có buổi họp, cán bộ xóm trải chiếu, không thì mỗi người mang theo chiếc ghế nhỏ để ngồi. Nói như vậy thôi, có nhà văn hóa rồi ai cũng thấy vui. Mọi cuộc họp hay các buổi giao lưu biểu diễn văn nghệ vào các ngày lễ, tết được diễn ra tại đây thay vì tổ chức nhờ tại nhà dân như trước.

 

Mặc dù các xóm khác cũng đồng thuận hình thức đóng góp tiền theo khẩu xây dựng nhà văn hóa nhưng do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên nhiều hộ chưa đóng được. Theo đồng chí Bùi Văn Hiềng, Chủ tịch UBND xã, vấn đề khó khăn nhất đối với xã trong thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa là cần nguồn kinh phí lớn, trong khi ngân sách và khả năng huy động sức dân có hạn nên để hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa còn rất nhiều khó khăn và cần có thời gian.

 

 

                                                                    Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục