(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Xuân, công chức văn hoá xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho biết: Là địa phương có phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh của huyện, nhiều năm liền, đội văn nghệ quần chúng của xã luôn nằm trong tốp đầu tại các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn do huyện tổ chức và cũng là đơn vị thường xuyên được huyện lựa chọn để tham gia các hội thi, hội diễn của tỉnh tổ chức.

 

Năm 2016, đội văn nghệ quần chúng của xã đã được huyện chọn tham dự Liên hoan các đội văn nghệ quần chúng cơ sở tiêu biểu lần thứ 2 của tỉnh, đạt giải A và tại Liên hoan trình tấu chiêng Mường lần thứ 2, đội chiêng của xã đã đạt giải nhất với 3 bài chiêng cổ và 1 bài chiêng phát triển.

 

Các đội văn nghệ xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) thường xuyên biểu diễn vào ngày lễ, kỷ niệm, phục vụ nhân dân.

 

Xác định được tầm quan trọng, của văn nghệ quần chúng đối với đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã Mông Hóa luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển phong trào. Qua đó, phong trào văn nghệ quần chúng đã phát triển rộng khắp các thôn, xóm, thu hút đông đảo người dân mọi lứa tuổi tham gia.

 

Bên cạnh đội văn nghệ xung kích của xã với trên 20 hạt nhân văn nghệ, xã còn có 17 đội văn nghệ quần chúng cơ sở tại các xóm, 3 đội văn nghệ quần chúng tại các nhà trường. Ngoài ra, xã có 4 CLB chiêng và 3 CLB hát dân ca Mường tại các xóm Dụ 5, Dụ 6, Dụ 7A, Dụ 7B. Mỗi đội văn nghệ có từ 15 - 20 hạt nhân văn nghệ, là những người yêu thích hát, múa, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Các CLB, đội văn nghệ hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự nguyện đóng góp kinh phí, mua sắm trang thiết bị âm thanh, trang phục biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương và nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Các buổi sinh hoạt của CLB chiêng, CLB hát dân ca Mường, đội văn nghệ quần chúng duy trì thường xuyên tại nhà văn hóa xóm và lồng ghép vào buổi sinh hoạt định kỳ của hội, đoàn thể. Mỗi đội văn nghệ đều có thế mạnh riêng và đa phần các tiết mục văn nghệ đều là bài hát, điệu múa truyền thống dân tộc.

 

Nói về phong trào văn nghệ quần chúng ở xã, chị Nguyễn Thị Xuân bộc bạch: ở đây, bà con coi văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu. Các ngày lễ, tết, kỷ niệm, xã đều tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, có sự tham gia đầy đủ các đội văn nghệ của xã. Vào những dịp này, các đội văn nghệ, CLB chiêng, CLB hát dân ca Mường đều có sự chuẩn bị, tập luyện kỹ để mang đến những tiết mục hay nhất biểu diễn phục vụ nhân dân. Điểm đặc biệt và tạo sức sống cho phong trào là sự đam mê, nhiệt huyết của các nghệ nhân, diễn viên không chuyên đối với việc lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sự đón nhận, cổ vũ nhiệt tình của nhân dân qua mỗi buổi diễn. Qua đó không chỉ giúp các đội văn nghệ có cơ hội được biểu diễn, giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo điều kiện cho nhân dân hưởng thụ giá trị văn hóa sau những ngày lao động mệt nhọc. Thông qua đó, xã đã tuyển chọn được hạt nhân tiêu biểu, xuất sắc tham gia các hội thi, hội diễn và đạt giải cao.

 

 

                                                                   Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục