(HBĐT) - Cách thành phố Hòa Bình 60 km về phía tây bắc, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nằm nép mình giữa những dãy núi. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn của nhiều người, nhất là các bạn trẻ yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa dân tộc.

Du khách nước ngoài thăm quan bản Lác bằng xe đạp.

 

Bản Lác nằm giữa thung lũng Mai Châu, là nơi sinh sống của người dân tộc  Thái. Có đến thăm mới cảm nhận được sự yên bình, thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng cho nơi đây. Xưa kia, cuộc sống của người dân phụ thuộc vào nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Nhưng gần đây, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác dần được khai phá, nhất là dịch vụ du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, giúp nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm của Mai Châu  và vùng Tây Bắc.

 

Những năm gần đây, du khách đến thăm bản Lác ngày càng đông, những ngôi nhà sàn dần được cải tiến để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống. Hiện nay, bản Lác có 57 nhà nghỉ homestay rộng rãi, thoáng mát để làm dịch vụ. Trong năm 2016 đã đón 12.884 lượt khách du lịch lưu trú, trong đó, 2.952 người là khách nước ngoài. Điểm giữ chân khách ở đây là chất lượng dịch vụ càng ngày được nâng cao. Du khách đến đây lưu trú được cung cấp những vật dụng thiết yếu chăn, màn, đệm… Không xảy ra việc chặt chém khách nước ngoài, giá dịch vụ đều được niêm yết công khai.  Giá thuê sàn nghỉ từ 500.000 - 1 triệu đồng/sàn để nghỉ theo đoàn hoặc phòng riêng phục vụ khách lẻ có giá 200.000 đồng/phòng. Bạn Lăng Cẩm Vân, sinh viên trường Đại học Công nghiệp chia sẻ: Đoàn mình đến đây thăm quan có hơn 50 người, thuê 2 nhà nghỉ homestay với giá 750.000 đồng một sàn. Nhà nghỉ sạch sẽ, thoáng mát, chủ nhà thân thiện và chu đáo khiến cho chúng mình cảm thấy thoải mái như ở nhà.

 

Những vị khách nước ngoài vô cùng thích thú khi đến đây. Họ được thưởng thức những món ăn truyền thống của người dân tộc Thái như gà đồi, măng đắng, rượu cần, nếp nương… Anh Daniel, du khách người New Zealand cho biết: Tôi yêu thích ẩm thực nơi đây, đặc biệt là món cơm lam. Lần đầu tiên tôi thấy cơm được nấu đặc biệt như vậy. Cơm nếp dẻo kết hợp nước dừa, hòa quyện với hương thơm đặc trưng của ống tre, tất cả tạo nên một món ăn hoàn hảo. Đặc biệt, chúng tôi không bỡ ngỡ về ngôn ngữ, vì người dân nơi đây đều có thể giao tiếp  tiếng Anh thành thạo. Chúng tôi còn được trải nghiệm     dệt thổ cẩm, được tham gia biểu diễn với đội văn nghệ của bản. Chúng tôi đã có nhiều kỷ niệm khó quên với nơi đây.

 

Trao đổi với chúng tôi, trưởng bản Lác Hà Công Hồng cho biết: Hiện nay, du lịch là nguồn thu chính của người dân nơi đây. Thu nhập bình quân năm vừa qua đạt 27 triệu đồng/người. Chúng tôi luôn ý thức được việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và giữ chân du khách. ANTT trên địa bàn đảm bảo, không xảy ra tình trạng trộm cắp. Chúng tôi đang lên kế hoạch xây dựng dự án phát triển du lịch, dự tính bản sẽ xây dựng vườn hoa, đặc biệt là hoa ban, tạo cảnh cho du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Dự kiến thực hiện trên diện tích 5 ha đất của bản.

 

Cũng theo Trưởng bản Hà Công Hồng, người dân nơi đây đã nhận thức rõ việc môi trường tốt thì du lịch cộng đồng mới phát triển. Hiện nay, việc vệ sinh đường phố, khơi thông cống, rãnh đều do các hộ gia đình tự giác dọn dẹp, đem lại cảnh quan sạch sẽ. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, còn theo kiểu đốt thủ công. Xã đã tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình thu phí để thuê Công ty Môi trường đến thu gom rác hàng ngày. Dự kiến sẽ được thực hiện trong quý II/2017.

 

                                                                          Đồng Hương

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục