Ngày 12-4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Đào Đăng Hoàn, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã đưa ra những giải thích cho việc dừng lưu hành một số bài hát trong đó có “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

          

               Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh.

 

Ông Đào Đăng Hoàn cho biết, ngày 22-3-2017, Cục đã có quyết định gửi tất cả các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu thu hồi năm bài hát “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh - Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An) và “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Việc này theo như ông Đào Đăng Hoàn giải thích là từ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh đưa lên, sau khi phân cấp cho quản lý cho Sở theo nghị định 79, vì vấn đề liên quan đến bản gốc. Ban đầu Sở đề nghị 10 bài vì cho rằng có vấn đề, sau đó chúng tôi đã thảo luận rất nhiều lần và xác định trước hết phải dừng lưu hành năm bài”.

 

Ông Đào Đăng Hoàn cũng cho rằng, có ý kiến yêu cầu phải công khai danh sách các bài hát bị cấm để công chúng được biết, điều này không thể thực hiện được ngay vì Cục không thể thu thập được tất cả các bài hát được sáng tác ở miền nam thời kỳ trước năm 1975, những bài người nước ngoài sáng tác, hoặc những bài mới sáng tác. “Chỉ khi các đơn vị biểu diễn xin phép, chúng tôi mới thẩm định và cấp phép được. Không thể tự tạo ra một danh sách các bài hát để cấm được. Tính từ năm 1989, đến nay Cục đã cấp phép cho khoảng hơn 2.000 bài hát sáng tác trước năm 1975 và của tác giả định cư ở nước ngoài. Còn rất nhiều bài khác, không phải là không cấp phép, mà chưa cấp phép, vì không thông qua các chương trình biểu diễn”. “Ngay cả một số bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như “Ca dao mẹ”, “Huế - Sài Gòn – Hà Nội”, “Đêm thấy ta là thác đổ” đã được biểu diễn trong rất nhiều chương trình lớn, nhưng cũng chưa được cấp phép vì không có ai xin phép cả” – ông Đào Đăng Hoàn nói.

Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn Đào Đăng Hoàn cũng cho biết, sau này việc cấp phép rà soát vấn đề bản quyền trước, vì “biết đâu sau này có thể có những nhạc sĩ giữ bản quyền có những bài hát mà họ không muốn phổ biến”.

 

Về năm bài hát hát “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh-Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An) và “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ-Hồ Đình Phương), ông Đào Đăng Hoàn cho biết Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có quyết định số 20 ngày 22-3-2017 thu hồi 5 bài hát vì lý do chưa xác định được bản gốc.

 

* Ngay trong chiều 12-4, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã ban hành Giấy phép số 205/GP- NTBD về việc cho phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó, ca khúc "Nối vòng tay lớn" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được cấp phép dựa trên đề nghị kèm theo hồ sơ ngày 28-3-2017 của Trường đại học Y dược Huế về việc cấp giấy phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975, căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng nghệ thuật ngày 11-4-2017 và đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Băng đĩa, ca khúc "Nối vòng tay lớn", tác giả Trịnh Công Sơn - tác phẩm sáng tác trước năm 1975, được phép phổ biến trên toàn quốc.

 

Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề nghị Đại học Y dược Huế và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện đúng nội dung Giấy phép và các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định 15 (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15-3-2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24-3-2016, Thông tư số 10/2016/TT- BVHTTDL của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định pháp luật có liên quan.

 

                                                                

                                                    TheoNhandan

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục